Luật Sư Việt Nam
THƯ NGỎ
Ban thư ký chuyên mục     Trịnh Anh Minh
THƯ NGỎ
Kính gửi: Cộng đồng mạngnhững người ham thích Lịch sử và Luật học
Theo sáng kiến của nhà báo Phan Văn Thắng và được sự hỗ trợ nhiệt tình của Ban Lãnh đạo Quỹ Xã hội Phan Anh, chúng tôi-các luật sư và những người nghiên cứu lịch sử- đã mở một trương mục trên nền tảng trang web của Quỹ Xã hội Phan Anh với tên gọi là LUẬT SƯ VIỆT NAM tại địa chỉ: https://pafoundation.org.vn/blog/luat-su-viet-nam
Mục đích của chuyên mục là nhằm tôn vinh giới luật sư Việt Nam và nước ngoài đã đóng góp vào việc đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng Nhà nước pháp quyền, trong đó chú trọng tới các luật sư Việt Nam tài năng làm việc trong nước và nước ngoài, đặc biệt là những người có nhiều đóng góp cho đất nước và nền pháp lý quốc tế.
Trước mắt, chuyên mục sẽ tập trung giới thiệu, tôn vinh các thế hệ luật sư Việt Nam trong Thế kỷ XX, đặc biệt là trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc, giải phóng đất nước (trước năm 1975). Các nội dung đưa lên Chuyên mục là bài viết, công trình nghiên cứu về các luật sư nói riêng và các thế hệ luật sư; hồi ký hoặc trích đoạn hồi ký của các luật sư. Trước hết, chúng tôi xin phép thu thập các nội dung về các chủ đề nói trên từ các phương tiện truyền thông đại chúng, qua các thư viện và hệ thống lưu trữ tại Việt Nam cũng như ở nước ngoài về các vị luật sư tiêu biểu trong thời kỳ này theo tiêu chí của chúng tôi.
Tuy nhiên, thông tin mà chúng tôi có thể thu thập được chắc chắn còn nhiều khiếm khiếm khuyết và thiếu sót, chưa đầy đủ về các vị luật sư đã có những cống hiến lớn lao trong lịch sử dân tộc. Vì vậy, chúng tôi rất mong muốn nhận được sự hợp tác và giúp đỡ của các quý gia đình, thân nhân và hậu duệ của các vị luật sư nói trên để có thể PHỤC DỰNG ĐẦY ĐỦ về tiểu sử cũng như những cống hiến của các vị này một cách khoa học, khách quan, trung thực và trọn vẹn.
Đối với những thông tin có tính nhạy cảm, riêng tư hoặc gia đình chưa muốn công bố ở thời điểm hiện tại chúng tôi sẽ ứng dụng công nghệ Blockchain và hợp đồng thông minh để lưu giữ, không để bị phát tán ngoài ý muốn của người cung cấp thông tin về đối tượng nhận và thời điểm công bố thông tin mà người cung cấp thông tin xác định. Đối với các trường hợp này, chúng tôi sẽ liên hệ với người cung cấp thông tin để đưa các nội dung cần thiết vào hợp đồng thông minh theo công nghệ nói trên. Với công nghệ Blockchain, sự can thiệp hay phát tán tùy tiện các thông tin sẽ được ngăn chặn triệt để.
Kính mong nhận được sự hợp tác chân thành và quý báu của cộng đồng mạng và quý gia đình.
Trân trọng cảm ơn!
Ban thư ký chuyên mục
Trịnh Anh Minh

Bài viết liên quan
NGÀY PHÁP LUẬT VÀ TƯ TƯỞNG PHÁP QUYỀN NHÂN NGHĨA HỒ CHÍ MINH

Nguồn: https://sotuphap.daklak.gov.vn/ngay-phap-luat-va-tu-tuong-phap-quyen-nhan-nghia-ho-chi-minh-2410.html Ngày đăng: 08/11/2013 16:04 Năm nay là năm đầu tiên Nhà nước ta lấy ngày 09 tháng 11 để tổ chức kỷ niệm Ngày Pháp pháp luật Việt Nam.

LUẬT GIA VŨ ĐÌNH HÒE VÀ QUÁ TRÌNH HIỆN THỰC HÓA TƯ TƯỞNG PHÁP QUYỀN

Trần Thị Mỹ Linh K19502 & Nguyễn Thủy Tiên K195022C, Sinh viên Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG Tp HCM Cách mạng tháng Tám thành công, bên cạnh niềm vui và sự phấn khởi, nước ta phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải, trong đó có việc xây dựng một hiến pháp dân chủ. Bước ngoặt để hoàn thành mục tiêu trên chính là sự ra đời của Hiến pháp năm 1946 cùng với việc vận dụng tư tưởng Nhà nước Pháp quyền nhân nghĩa – nhà nước dân chủ; vận hành, quản lý theo pháp luật kết hợp với giáo dục đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đặc biệt vào giai đoạn 1946-1960, dưới sự dẫn đường của Hồ Chủ tịch, luật gia Vũ Đình Hòe được xem là trợ thủ đắc lực giúp Người thúc đẩy hiện thực hóa tư tưởng pháp quyền.

Bí Mật Thú Vị Về Vị Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp Đầu Tiên Của Việt Nam VŨ TRỌNG KHÁNH

Quý vị và các bạn thân mến, luật sư Vũ Trọng Khánh là Bộ trưởng Bộ Tư pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng viết về ông: “Anh là một trí thức yêu nước, có tâm huyết đối với vận mệnh của Tổ quốc, đã từng có đóng góp xứng đáng trong Chính phủ lâm thời đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong suốt những thập kỷ kháng chiến và những năm tiếp theo, anh đã hết lòng phục vụ nhân dân, có cống hiến xứng đáng đối với sự nghiệp đoàn kết toàn dân và xây dựng nền luật học của nước ta”. Vậy những cống hiến to lớn của ông cho sự nghiệp cách mạng như thế nào? Mời quý vị cùng tìm hiểu rõ hơn trong video ngay sau đây của Qũy Xã hội Phan Anh

Hồi ức nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Vũ Đình Hòe: Đạo lý và pháp lý trong tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh

Điều khác biệt căn bản của tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh là Nhân, là tình người, “thương người như thể thương thân”. Người đây là dân, trước hết là dân nghèo, lam lũ chạy ăn từng bữa, nên có thể còn ít học, còn lạc hậu, nên dân chưa hiểu ra cái mới, cái đúng thì “phải biết kiên nhẫn chờ đợi và càng kiên trì giải thích, thuyết phục”, chứ không thể bức bách, dùng vũ lực đàn áp.

TƯ PHÁP VÀ CÔNG AN - TRÍCH “VŨ ĐÌNH HÒE – PHÁP QUYỀN NHÂN NGHĨA HỒ CHÍ MINH”

Vũ Đình Hoè "Cái quan định luận" (Đóng nắp quan tài rồi mới phán xét được) - câu nói của người xưa hoàn toàn đúng với cụ Vũ Đình Hòe, cố Bộ trưởng Tư pháp (1946 - 1960 )nước VNDCCH. Có thể coi những lới sau đây của Trưởng ban tang lễ, Ủy viên Trung ương ĐCSVN,, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân là một lời phán xét như vậy:

Pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh

Tôi đã dự định giới thiệu với bạn đọc cuốn "Pháp quyền Nhân nghĩa Hồ Chí Minh" dày gần 800 trang - cuốn sách mà GS Vũ Đình Hòe sau nhiều lần lưỡng lự đã quyết tâm viết lúc đã về hưu (bắt đầu từ năm 1991 và hoàn thành tháng 7 năm 2004).