Luật Sư Việt Nam
NGÀY PHÁP LUẬT VÀ TƯ TƯỞNG PHÁP QUYỀN NHÂN NGHĨA HỒ CHÍ MINH
Nguồn: https://sotuphap.daklak.gov.vn/ngay-phap-luat-va-tu-tuong-phap-quyen-nhan-nghia-ho-chi-minh-2410.html Ngày đăng: 08/11/2013 16:04 Năm nay là năm đầu tiên Nhà nước ta lấy ngày 09 tháng 11 để tổ chức kỷ niệm Ngày Pháp pháp luật Việt Nam.
Theo Luật phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013), tại điều 8 quy định: “Ngày 9 tháng 11 hàng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội”.
Ngày Pháp luật 09 tháng 11 chính là ngày Quốc hội ban hành Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp đầu tiên của một nước Việt nam độc lập, thể hiện sâu sắc các nguyên tắc, giá trị cơ bản của nhà nước pháp quyền và tư tưởng pháp quyền nhân nghĩa của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tư tưởng pháp quyền của Hồ Chí Minh được hình thành và thể hiện từ rất sớm,  trong “Việt Nam yêu cầu ca” (diễn ca của Bản yêu sách do Hồ Chí Minh soạn để tuyên truyền), Người đã chỉ rõ: “Bảy xin Hiến pháp ban hành/ Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”. Và quả thực, Hiến pháp 1946 đã thấm đẫm tư tưởng pháp quyền ấy. Mặc dù ra đời cách đây đã 67 năm nhưng đến nay Hiến pháp 1946 vẫn còn nguyên giá trị về nhiều mặt, mà ở đó “mỗi câu chữ đều vang vọng tiếng dân” (TS luật Phạm Duy Nghĩa).  
Trong cuốn “Hồi ký Vũ Đình Hòe”, (nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục trong Chính phủ Nhân dân lâm thời, sau chuyển sang làm Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong Chính phủ Liên hiệp kháng chiến)- Nhà xuất bản Hội nhà văn 2003, ông có viết, đại ý: năm đặc điểm của Nhân nghĩa Hồ Chí Minh, đó là: tình người, tính dân, tư tưởng gốc không có gì quý hơn Độc lập- Tự do, chất trí tuệ và thành tố pháp quyền, - Thì thành tố pháp quyền của Nhân nghĩa là đặc sắc nhất.
Trong lúc cả nước đang đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, thì việc Nhà nước quyết định lấy ngày ban hành Hiến pháp năm 1946 làm Ngày pháp luật Việt nam thực sự có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc. Nó khẳng định những giá trị cốt lõi của Nhà nước pháp quyền với tinh thần thượng tôn Hiến pháp và pháp luật. Đồng thời như là một sự nhắc nhở mọi người, nhất là những người trực tiếp thi hành pháp luật phải thật sự công tâm và nghiêm minh. Trong thư gửi Hội nghị tư pháp toàn quốc tháng 2 năm 1948, Người căn dặn cán bộ làn công tác Tư pháp: “Các bạn là bậc trí thức. Các bạn có cái trách nhiệm nặng nề và vẻ vang là làm gương cho dân trong mọi việc… Các bạn là những người phụ trách thi hành pháp luật. Lẽ tất nhiên các bạn phải nêu cao cái gương phụng công, thủ pháp, chí công vô tư cho nhân dân noi theo”.
Hiện nay, được biết  trên thế giới đã có hơn 40 nước có ngày pháp luật/ ngày Hiến pháp nhằm khẳng định tinh thần thượng tôn pháp luật. Ở nước ta, bằng việc tổ chức Ngày Pháp luật trên pham vi toàn quốc, hy vọng rằng tinh thần Ngày Pháp luật sẽ dần lan tỏa và thấm sâu trong đời sống mỗi cá nhân, cộng đồng và toàn xã hội. Từ đó sẽ góp phần nâng cao ý thức pháp luật, hướng tới việc xây dựng một Nhà nước pháp quyền mà ở đó mỗi người đều tuân theo pháp luật và thực sự bình đẳng trước pháp luật.
 
Bài viết liên quan
LUẬT GIA VŨ ĐÌNH HÒE VÀ QUÁ TRÌNH HIỆN THỰC HÓA TƯ TƯỞNG PHÁP QUYỀN

Trần Thị Mỹ Linh K19502 & Nguyễn Thủy Tiên K195022C, Sinh viên Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG Tp HCM Cách mạng tháng Tám thành công, bên cạnh niềm vui và sự phấn khởi, nước ta phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải, trong đó có việc xây dựng một hiến pháp dân chủ. Bước ngoặt để hoàn thành mục tiêu trên chính là sự ra đời của Hiến pháp năm 1946 cùng với việc vận dụng tư tưởng Nhà nước Pháp quyền nhân nghĩa – nhà nước dân chủ; vận hành, quản lý theo pháp luật kết hợp với giáo dục đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đặc biệt vào giai đoạn 1946-1960, dưới sự dẫn đường của Hồ Chủ tịch, luật gia Vũ Đình Hòe được xem là trợ thủ đắc lực giúp Người thúc đẩy hiện thực hóa tư tưởng pháp quyền.

Bí Mật Thú Vị Về Vị Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp Đầu Tiên Của Việt Nam VŨ TRỌNG KHÁNH

Quý vị và các bạn thân mến, luật sư Vũ Trọng Khánh là Bộ trưởng Bộ Tư pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng viết về ông: “Anh là một trí thức yêu nước, có tâm huyết đối với vận mệnh của Tổ quốc, đã từng có đóng góp xứng đáng trong Chính phủ lâm thời đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong suốt những thập kỷ kháng chiến và những năm tiếp theo, anh đã hết lòng phục vụ nhân dân, có cống hiến xứng đáng đối với sự nghiệp đoàn kết toàn dân và xây dựng nền luật học của nước ta”. Vậy những cống hiến to lớn của ông cho sự nghiệp cách mạng như thế nào? Mời quý vị cùng tìm hiểu rõ hơn trong video ngay sau đây của Qũy Xã hội Phan Anh

Hồi ức nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Vũ Đình Hòe: Đạo lý và pháp lý trong tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh

Điều khác biệt căn bản của tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh là Nhân, là tình người, “thương người như thể thương thân”. Người đây là dân, trước hết là dân nghèo, lam lũ chạy ăn từng bữa, nên có thể còn ít học, còn lạc hậu, nên dân chưa hiểu ra cái mới, cái đúng thì “phải biết kiên nhẫn chờ đợi và càng kiên trì giải thích, thuyết phục”, chứ không thể bức bách, dùng vũ lực đàn áp.

TƯ PHÁP VÀ CÔNG AN - TRÍCH “VŨ ĐÌNH HÒE – PHÁP QUYỀN NHÂN NGHĨA HỒ CHÍ MINH”

Vũ Đình Hoè "Cái quan định luận" (Đóng nắp quan tài rồi mới phán xét được) - câu nói của người xưa hoàn toàn đúng với cụ Vũ Đình Hòe, cố Bộ trưởng Tư pháp (1946 - 1960 )nước VNDCCH. Có thể coi những lới sau đây của Trưởng ban tang lễ, Ủy viên Trung ương ĐCSVN,, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân là một lời phán xét như vậy:

Pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh

Tôi đã dự định giới thiệu với bạn đọc cuốn "Pháp quyền Nhân nghĩa Hồ Chí Minh" dày gần 800 trang - cuốn sách mà GS Vũ Đình Hòe sau nhiều lần lưỡng lự đã quyết tâm viết lúc đã về hưu (bắt đầu từ năm 1991 và hoàn thành tháng 7 năm 2004).

Giáo sư Vũ Đình Hòe: Người tạo nền cho giáo dục Việt Nam hiện đại

Giáo sư Vũ Đình Hòe sinh ra trong một gia đình có truyền thống nho học. Cụ tổ 7 đời Vũ Tông Uyển đỗ Hương cống, trông coi việc học hành trong phủ chúa Trịnh. Vũ Tông Cửu - cụ tổ thứ sáu - là học trò giỏi của Tiến sĩ Phạm Quý Thích, mở Mậu Hòa giảng thất ở huyện Đan Phượng, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc Hà Nội).