Suy ngẫm
Chương mục: Suy Ngẫm
Chương mục Suy ngẫm là diễn đàn để các thế hệ hiện nay và mai sau muốn tìm hiểu về lịch sử, về từng con người trong lịch sử có thêm tư liệu chân thực về các sự kiện và con người trong lịch sử để tạo dựng một bức tranh chân thực nhất về những khoảnh khắc lịch sử của đất nước.
Mục đầu tiên của chương mục này sẽ giành cho thế hệ các trí thức đi theo tiếng gọi của đất nước và của chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn chống thực dân đế quốc được đặt tên “ Trí thức theo tiếng gọi của cụ Hồ .
Mục trí thức theo tiếng gọi của cụ Hồ sẽ bao gồm các thông tin, tư liệu của từng trí thức trong giai đoạn chống thực dân đế quốc được thể hiện đưới dạng mục thông tin tổng hp hoặc trên từng chuyên mục độc lập do hệ sinh thái SỐ do Quỹ Xã Hội Phan Anh lập ra. Các tư liệu và thông tin của từng nhân vật trí thức nổi tiếng sẽ do gia đình, con cháu của các trí thức cung cấp và do các chuyên viên sử học sưu tập từ các ngun tư liệu khác nhau trên không gian mạng.
Chương mục suy ngẫm được hình thành theo sáng kiến của nhà nghiên cứu lịch sử Dương Trung Quốc, nhà Bảo tàng học Nguyễn Văn Huy và Quỹ Xã hi Phan Anh. Trước mắt chương mục sẽ bắt đầu bằng các tư liu hiện có về: Bộ trưởng BGiáo dục Vũ Đình Hòe, Đng Thái Mai, Nguyễn Văn Huyên. Các Bộ trưởng BTư pháp :Vũ Trọng Khánh, Vũ Đình Hòe. Các Btrưởng BY tế: Hoàng Tích Trí, Phạm Ngọc Thạch. Các nhà trí thức nổi tiếng khác như Nghiêm Xuân Yêm; Nguyễn Xiển ; Đỗ Đức Dục; Trân Duy Hưng; Tôn Thất Tùng; Hồ Đắc Di; Nguyễn Mạnh Tường; Đào Văn Trường …vv 
 Phương châm cơ bản của vic xây dng chương mục suy ngẫm sẽ được thực hin theo nguyên tắc tôn trọng tối đa các thông tin trung thực về từng con người và các sự kin lịch sử. Để tránh những hệ quả nm ngoài tầm kim soát về mặt chính trị, tâm lý xã hội … chương mục sẽ phân loại các thông tin và tư liu thành hai hệ thống  khác nhau:
1. Hệ thống thông tin và tư liu đã được các cơ quan của Đảng và nhà nước thừa nhận công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, hoặc không trái với các nhận đnh hin có của truyền thông chính thống.
2. Các thông tin và tư liu không nằm trong hệ thng trong mục 1 đã nêu.
Các thông tin và tư liệu loại này sẽ được quản lý chặt chẽ thông qua công nghệ bảo mật, Blockchain ….vv . Nhằm đảm bảo thông tin không được phát tán ra xã hội khi không được phép. Đây cũng là bin pháp rất quan trọng và khẩn cấp để các thông tin tư liệu loại này mất đi theo thời gian.
Quỹ Xã hội Phan Anh sẽ xây dựng chương mục SUY NGẪM theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Chiều rộng  quỹ rất chú trng đến việc thu hút các tư liệu nói về các nhà trí thức trong nước và hải ngoại mà  theo lời kêu goi của cụ Hồ Chí Minh đã tham gia phụng sự đất nước nhằm đánh đuổi thực dân, đế quốc giành độc lập và thống nhất đất nước.
Việc sưu tầm các tư liu lịch sử  để lưu trữ và hệ thống hóa, Quỹ XHPA sẽ phân chia các loại thông tin tư liệu thành các thể loại như sau:
1/ Các thông tin tư liệu chưa được kiểm chứng, chưa được lưu truyền trong xã hội, chứa đựng các yếu tố quá nhạy cảm về các vấn đề chinh trị, xã hội, ý thức hệ …vv  . Chủ nhân của các thông tin, tư liệu này có thể yêu cầu các chuyên gia kỹ thuật là đối tác của Quỹ dùng các biện pháp kỹ thuật, công nghệ IT để lưu trên không gian số chỉ nhằm cất giữ, không chia sẻ với bất cứ ai, không ai được tiếp cận nếu như không được chủ nhân cho phép. Vic công bố các thông tin này hoàn toàn do chủ nhân các thông tin này quyết định cả về thời gian, cách thức, đối tượng, hoàn cảnh …..vv. Có thể hình dung các tư liệu, thông tin này được chủ nhân lưu giữ trên không gian mạng tương đương với vic lưu giữ trong két bảo mật tại ngân hàng.
2/ Các thông tin ít nhạy cảm hơn. Ch sở hữu có thể cho một số đối tượng (do chủ sở hưu xác định) bằng cách giao các mã khóa bảo mật cho họ.
3/ Các thông tin tư liêu có thể lưu thông trên không gian số . Các thông tin này cần được chủ nhân cho phép và được ban trị sự không gian số của Quỹ thông qua. Đối với các loại thông tin, tư liệu này chủ sở hữu có thể bàn với ban trị sự của Quỹ, phương thức truyền bá trên không gian mạng và có thể được sử dng cho các mục tiêu nhiên cứu, tra cứu, dẫn chiếu …vv trong các đề tài khoa học, các bài phát biểu . Chủ nhân các thông tin, tư liệu loại này sẽ chịu trách nhiệm về tính trung thực cũng như nguốn gốc xuất sứ, bối cảnh về sự ra đời của nó.
Về cách thức tổ chức quản lý và xây dựng các thông tin tư liệu :
1/ Đối với các loại thông tin, tư liệu được lưu truyền công khai sẽ được các admin của Quỹ đưa vào các chương mục công khai trên trang Web của Quỹ. Trong trường hợp các thông tin, tư liêu này cần được số hóa trên không gian mạng thì các bên liên quan có thể tự thuê hoặc nhờ quỹ thuê các chuyên viên kỹ thuật thực hiện. Các chuyên gia, cán bộ kỹ thuật, đối tác của Quỹ  sẽ đưa ra các giải pháp kỹ thuật đ các thông tin này được số hóa đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, về thẩm mỹ, và phương thức lưu truyền trên không gian số.
2/ Các cá nhân hoặc tổ chức có thể tự xây dng hoặc nhờ Quỹ XH PA xây dng các trang Web riêng và sau đó được nhúng và không gian số của Quỹ. Các chi tiết cụ thể cho viêc này sẽ được các bên có liên quan bàn thảo cho mỗi trường hợp cụ thể.
Bài viết liên quan
Quỹ Phan Anh tri ân Người lính già Đặng Văn Việt

Quỹ Phan Anh tri ân Người lính già Đặng Văn Việt, tặng thiết bị trợ thính giúp cụ nghe rõ hơn ở tuổi 100.

Tác giả Đặng Văn Việt

Đặng Văn Việt sinh ngày 22-3-1920 tại làng cổ Nho Lâm thuộc xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Thân phụ của Đặng Văn Việt là Đặng Văn Hướng (1887 - 1954). Cụ Đặng Văn Hướng đỗ Phó bảng thời Nguyễn, làm quan Thượng thư Hình bộ thời Bảo Đại và Tổng đốc Nghệ An thời Chính phủ Trần Trọng Kim. Khi có phong trào Việt Minh, cụ Đặng Văn Hướng bí mật ủng hộ cách mạng.

VIỆT NAM - BẢN HÙNG CA GIỮ NƯỚC

Ban Biên soạn đã nêu ra các phương án đặt tên cho cuốn sách: * Lịch sử Quân sự 4000 năm của Việt Nam; * Lịch sử Quân sự Việt Nam 4000 năm; * Việt Nam – Một phác thảo Lịch sử Quân sự. Ngày 02 tháng 2 năm 2015, Ban Biên soạn giao cho Trung tâm Văn hóa Tràng An công việc hoàn thiện tác phẩm. Trung tâm Văn hóa Tràng An đã đề nghị đổi tên cuốn Lịch sử Quân sự thành VIỆT NAM - BẢN HÙNG CA GIỮ NƯỚC.