Luật Sư Việt Nam
TƯ PHÁP VÀ CÔNG AN - TRÍCH “VŨ ĐÌNH HÒE – PHÁP QUYỀN NHÂN NGHĨA HỒ CHÍ MINH”
Vũ Đình Hoè "Cái quan định luận" (Đóng nắp quan tài rồi mới phán xét được) - câu nói của người xưa hoàn toàn đúng với cụ Vũ Đình Hòe, cố Bộ trưởng Tư pháp (1946 - 1960 )nước VNDCCH. Có thể coi những lới sau đây của Trưởng ban tang lễ, Ủy viên Trung ương ĐCSVN,, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân là một lời phán xét như vậy:
"Trong suốt 15 năm (1946 - 1960) đứng mũi chịu sào ở lĩnh vực nóng bỏng này, Bộ trưởng Vũ Đình Hòe luôn luôn quán triệt tư tưởng pháp quyền Nhân Nghĩa Hồ Chí Minh, kiên trì quan điểm tư pháp nhân dân và nguyên tắc tư pháp độc lập với hành chính, được ghi trong Hiến pháp 1946. Trong xử lý công việc, Cụ tỏ ra có bản lĩnh, dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải và pháp luật. Nhờ vậy, Cụ đã có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng nền móng tư pháp của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa"
Phải chăng đoạn hồi ký này hé mở " có bản lĩnh, dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải và pháp luật"?
 
TƯ PHÁP VÀ CÔNG AN NHỮNG NĂM ĐẦU DỰNG NƯỚC
 
Trích “Vũ Đình Hòe – Pháp quyền Nhân nghĩa Hồ Chí Minh”
Cuối năm 1947, giăc pháp mưu đồ đánh úp ta. Một phía, chúng nhảy dù xuống Cao Bằng, Bắc Cạn. Phía kia, điều chiến thuyền ngược sông Lô. Dự tính bằng hai gọng kìm khép lại, chúng chắc mẩm tóm gọn đầu não của “Việt Minh” mà chúng gọi là Vẹm (V.M) một cách láo xược.
Ai ngờ, tương kế tựu kế, Hồ Chủ tịch triệu tập cấp tốc Hội đồng Chính phủ. Chúng tôi ung dung “hạ sơn” trèo đèo lội suối, người đóng gần nhất cũng phải 2 ngày mới tới chỗ họp ở xã Đình Cả, trong châu Vũ Nhai, sát Bắc Sơn lịch sử.
Đúng giờ hẹn, Cụ đến, lưng đeo “toòng teng” một ống nứa, rút ra bốn tờ giấy cứng, khổ rộng, mang những dòng chữ do tự tay Cụ đánh máy, ký tên và đóng dấu son. Hội nghị chỉ bàn độc một vấn đề: Chia Chính phủ làm năm đoàn, một đoàn ở lại giữ “thành”, đông hơn; còn bốn đoàn gọi là Đặc ủy đoàn thì tung ra bốn phương đi kinh lý, tuyên truyền cho cuộc “Kháng chiến trường kỳ, gian khổ, nhất định thắng lợi”. Tôi được phụ trách một đoàn, địa bàn hoạt động gồm 12 tỉnh, từ tả ngạn sông Lô, qua sông Cầu, sông Thương, đến sông Lục Nam và sông Kỳ Cùng. Đoàn gồm: Bộ trưởng Tư pháp là tôi, Bộ trưởng Giao thông và Thủy lợi Trần Đăng Khoa, cả hai đều là ủy viên trung ương Đảng Dân chủ Việt Nam; ông Trần Huy Liệu, đại diện Tổng bộ Việt Minh và cụ Đỗ Thúc Phách, cử nhân Nho học, Chủ tịch Mặt trận Liên Việt khu I Việt Bắc; thư ký Đoàn là anh Phạm Lợi, bạn thân luôn luôn sống bên tôi để bảo vệ, là tráng sinh Scout, cưỡi ngựa giỏi, biết bắn súng.
<…> Chúng tôi đi bộ 4 tháng ròng, cộng lại có đến 3000km, ăn ở hàng quán dọc đường, hoặc tự thổi nấu lấy, ngủ nhờ nhà dân, giả dạng như người tản cư. Cho nên nhìn, nghe, hỏi, nắm được “khối” chuyện, để khi họp với các cấp chính quyền có thể có cái gì đó sinh động đối chiếu với các báo cáo chính thức viết hay nói của các vị. Thí dụ, qua chợ Rã (Bắc Cạn), nhờ sự mách bảo của những nhân chứng vô danh, chúng tôi đã phát hiện ra ở trong những lán chòi, hốc núi gần hồ Ba Bể, còn nhiều kho thóc, bộ phận máy, hoặc thậm chí súng đạn “bỏ quên” ở đó khi giặc nháy dù, nếu không “cứu vớt” kịp thời thì sẽ mục rỉ hết. Hoặc ở Bảo Lạc (Cao Bằng), đồng bào các dân tộc các xã giáp biên giới Việt Trung rất thắc mắc, lo lắng vì có người thân bị bắt bí mật theo lệnh của ai đó, không thuộc cấp phụ trách địa phương. Lần từ xã lên huyện, lên tỉnh, lên khu, chúng tôi phát hiện có một đường dây “bảo vệ an ninh” dòng từ Nha Công an (Bộ Nội vụ) xuống và đầu mối do một cán bộ “cỡ bự” nắm chặt trong tay* (*  Sau này có dịp hỏi chuyện mấy bạn bè ở bên Nha công an, thì được biết ông đó tên là Lý Ban, cán bộ cao cấp Công an, con một gia đình hoa Kiều, đảng viên Trung cộng – chú thích của VĐH)
Có lẽ ông đó quá sốt sắng với nhiệm vụ, nhưng do thiếu thận trọng, bắt người không đủ chứng cứ, không sát dân tình. Trong số người bị bắt mang đi đâu đấy, có cả Chủ tịch Mặt trận Liên Việt huyện Bảo Lạc, người Nùng, trong khi số đông cán bộ lãnh đạo chính quyền lại là người Thổ. Đặc ủy đoàn phải trực tiếp gánh lấy việc điều tra, cuối cùng đã ra lệnh trả tự do cho những người oan uổng, rồi họp mít tinh xin lỗi nhân dân. Theo một nguyên tắc ủy quyền đặc biệt của Hồ Chủ tịch: Đặc ủy đoàn được chủ động giải quyết một số việc, với điều kiện ngay sau đó phải báo cáo lên Chính phủ, và chịu trách nhiệm nếu sai sót.
<…>
 Hồ Chủ tịch hồi ấy nhận được báo cáo đặc biệt của Đặc ủy đoàn chúng tôi (báo cáo kiểu “tiền trảm hậu tấu”), đọc xong Cụ chuyển ngay sang cho Tổng Giám đốc Nha Công an Lê Giản để giải quyết tiếp hậu quả. Cũng may ông trùm công an này có kinh nghiệm vì ông đang phụ trách giúp bảo vệ an ninh chính trị bên Quân đội, ở đấy cũng xảy ra đôi việc rắc rối tương tự, nên ý kiến của ông góp với Cụ Chủ tịch Chính phủ là để ông theo dõi thêm, chưa nên có nhận xét gì về việc đó của Đặc ủy đoàn. Nhưng đương sự đầu trò trong vụ Bảo Lạc, cái ông người Việt gốc Hoa đặc trách an ninh biên giới thì phản ứng mạnh, “cái lão mặt sát đen sì ấy (chỉ vào tôi, Vũ Đình Hòe) thật là vô chính trị! Chỉ pháp lý… pháp lý. Để cho Đặc vụ Tưởng nó tung hoành à?”
 Về sau tôi mới biết: Ông ta là cán bộ thân cận được tín nhiệm của Lê Giản, đồng thời cũng là cán bộ của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc được giao phụ trách bảo vệ đặc khu Nam Quảng Tây Trung Quốc, giáp giới Cao Bằng, đặc khu ấy còn ở dưới sự thống trị của quân đội Tưởng Giới Thạch (tướng Trương Phát Khuê). Đặc vụ Tưởng luồn vào cư dân biên thùy, bên Tầu, bên ta đều là thuộc dân tộc Nùng cả, họ qua lại buôn bán, giỗ têt, chơi bời với nhau hàng ngày, người ngay, người gian trà trộn khó phân biệt lắm, bắt lầm là bất lợi rồi. Nhưng để lọt Hán gian thì “chết” cả! Đấy là quan điểm của ông ta. Nhưng quan điểm của tôi (Vũ Đình Hòe) thì lại khác: Không những phải giữ vững công lý ( bắt người thì ít nhiều phải có căn cứ và làm cho đúng thủ tục) mà còn phải trọng ý dân và nhất là phải bảo vệ chính sách “đoàn kết toàn dân, đánh giặc cứu nước” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây mới là yêu cầu chính trị cao nhất và khẩn thiết gấp mấy yêu cầu chống Đặc vụ Tưởng của ông ta ấy chứ! Có lẽ cũng đồng ý như vậy nên anh Lê Giản đã “hoãn binh chi kế” để tìm hiểu sự thật ai đúng và đúng đến mức nào.
 Thật hiếm thấy ở đâu một ông trùm Công an lại có thái độ thận trọng được như vậy.
 50 năm sau (năm 1995) cả hai người, anh Giản và tôi đã về hưu trên dưới 20 năm rồi, ngồi tâm sự với nhau, hai lần “mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình”.
- Nhưng không phải ngay lúc đầu mình đã nghĩ được như ông (lời Lê Giản). Thú thật, mới vào nghề (1945 - 1947), đụng chạm với Tư pháp tôi “ghét” ông lắm. Mấy tháng cuối năm 1945, thời gian Vũ Trọng Khánh làm Bộ trưởng Tư pháp, quân lính mình bắt giam bừa bãi bọn Việt Quốc, Việt Cách (chúng cũng quậy lắm cơ, ỷ vào quân Tầu Tưởng), Vũ Bộ trưởng, (nguyên luật sư có khác, khôn khéo, mềm dẻo) tự thân sang mình giảng giải phải trái, lợi hại, bầy cho mưu mẹo hợp thức hóa. Nhờ vậy, không những mình làm “được việc” mà còn học thêm được những bài cơ bản về pháp lý công an tư pháp (police judiciaiere). Nhưng sau đó đến “triều đại anh” – anh Hòe ấy – sao mà “hắc” thế. “ Cứ mực tàu, vạch thẳng”, nguyên tắc là nguyên tắc. Săc lệnh đấy, Hiến pháp đấy! Làm trái là kỷ luật, thậm chí tù! Thất đáng ghét quá, cái ông đen sì, mặt sắt!
- Thế bây giờ còn ghét không? – Tôi hỏi.
- Cố nhiên là không! Trái lại quý là đằng khác. Mà từ lâu rồi. Chịu đòn đau thì tỉnh ra nhanh (ngay một năm sau, 1948 - 1949). Phải nói cũng nhờ có kinh qua kinh nghiệm bản thân nữa. Hồi ấy, bên quân đội có phong trào “chỉnh phong” ác liệt. quét phản động “chui vào tổ chức mình”. Ghê quá! Mình, với sự giác ngộ nguyên tắc pháp lý của các anh, cố gắng hết sức mình, giúp Đảng uốn nắn lệch lạc phổ biến, cường điệu âm mưu địch, bằng cách ứng dụng phương pháp nghiên cứu, điều tra của Tòa án và lý luận chứng cứ của pháp lý cũ (phạm pháp học), mình minh oan được cho nhiều đồng chí bị bắt sai, xử sai, có cả vụ dự định tử hình.
- Tướng sĩ Công an của anh chắc theo gương anh được kha khá đấy nhỉ? Được Bác Hồ khen mà?
- Một số ít thôi, chắc càng ngày sẽ càng nhiều. Chẳng qua  “tội dốt” thôi! Sau này được học chuyên môn, quả có đỡ làm liều. Vũ Đình Khoa (cử nhân luật, một bạn học cũ của tôi, Vũ Đình Hòe), anh giới thiệu sang giúp đỡ mình mà.
- Đúng vậy. Ai cũng có lòng yêu nước cả. Bên Tư pháp thì được luyện về chuyên môn tương đối, nhưng trình độ chính trị đa số còn “lè tè”: Ta, bạn, thù, chiến lược, chiến thuật, có gì rành mạch trong đầu đâu!
- Bọn mình cũng thế cả thôi! – Anh Lê Giản cười xòa (một cái cười hồn nhiêu, quen thuộc ở anh, thật đáng yêu!). – Đánh giặc tay ngang cả! Điếc không sợ súng! Được cái ham học, cầu tiến bộ. “Học, học, học nữa, học mãi”. Lenin dạy thế phải không? Cái đáng sợ là tính kiêu căng của anh Cộng sản.
- Và của anh trí thức nữa chứ?
Thế là hai đứa ôm lấy nhau cười sằng sặc! Râu anh (“Lê Xồm” – anh em đã tặng anh mỹ hiệu ấy!) đâm vào má mình, ngứa quá!
Quả vậy, anh chỉ ghét tôi đúng mười hai tháng thôi. Tôi nhớ như in trong đầu: vào khoảng đầu năm 1948, bên Công an mở Hội nghị cán bộ toàn quốc để vừa tổng kết công tác 1947, vừa nhận bằng khen của Bác với danh hiệu quý báu “Công an Nhân dân” Bác tặng cho lần đầu tiên. Anh mời tôi đến dự và “bắt” đóng vai trò chủ trì cùng với anh trên bàn Chủ tịch đoàn. Đến lúc phát thưởng cho cán bộ xuất sắc của toàn ngành, anh ấn vào tay tôi… khẩu súng xì-ten (súng máy nhỏ tự động loại cầm tay, quý lắm hồi bấy giờ) để trao tặng cho “Đồng chí chiến sĩ thi đua toàn ngành Công an giỏi bậc nhất, tư cách vững vàng”. Tôi bị bất chợt, có lúng túng vài giây, rồi cũng thoát: phát biểu mừng, khá đậm đà, trôi chảy!
Hình ảnh đẹp cảm động hiếm hoi tiêu biểu cho mối tình “Đoàn kết giữa Công an và Tư pháp, giữa Chính trị và Chuyên môn!
Ảnh 1 và 2: Bộ sách 2 tập ngót nghìn trang - PHÁP QUYỀN NHÂN NGHĨA HỒ CHÍ MINH. viết trong 5 năm 2001 - 2005, riêng tập II NXB Trẻ đã tái bản đến 3 lần (từ 2006  đến 2008)
Ảnh 3: Chính phủ Kháng chiến ở ATK (An toàn khu) Việt Bắc (VTK chụp lại ở Bảo tàng Tân Trào năm 2001, lần đưa cụ Hòe "hành hương về cội"; thủ bút ghi chú của cụ Hòe)
Ảnh 4: Trí thức ưu tú Việt Nam nhất loạt theo Cụ Hồ lên Chiến khu Việt Bắc tham gia Kháng chiến (Ảnh: tạp chí Xưa&Nay)
Ảnh 5: BT Tư pháp CP Kháng chiến tại ấp Khôi-Khanh ở Bờ Đậu, Đại Từ-Thái Nguyên, do ô. Hòe khai phá trồng cây công nghiệp chè và trẩu, thực hiện lời kêu gọi chính ông xướng xuất trên báo Thanh Nghị: "Anh em thanh niên! Đã đến lúc chúng ta về làm việc làng!"; "Cơ quan A" Bộ TP với VP Bộ trưởng đóng trong ấp này.
"...Ngay trong chuyến công tác này, sau khi thảo luận với các cơ quan hành chính, tư pháp địa phương về những vấn đề liên quan đến công tác tư pháp, Bộ trưởng đã ra thông tư và chỉ thị cho các cấp tư pháp và công an dưới quyền để thi hành luật lệ theo đúng đường lối của Chính phủ. Khi thanh tra các trại giam, Bộ trưởng đã cảnh cáo và khiển trách tại chỗ các cơ quan về hành động sai nguyên tắc xâm phạm đến quyền tự do cá nhân của công dân và ra lệnh tha ngay những người bị bắt giam trái phép hay vì duyên cớ không chính đáng..." (Ủy viên TW Đảng, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường, - Theo báo Nhân Dân ngày 10/02/2011)
TƯ PHÁP VÀ CÔNG AN NHỮNG NĂM ĐÂU DỰNG NƯỚC
 Trích “Vũ Đình Hòe – Pháp quyền Nhân nghĩa Hồ Chí Minh”
“Không vì công mà quên lỗi, không vì lỗi mà quên công”
 Giữa năm 1948. Đặc ủy đoàn chính phủ do ông Bộ trưởng Hoàng Minh Giám và cụ Linh mục Phạm Bá Trực dẫn đầu đi thanh tra khu III. Tới Thái bình thì được Ủy ban Kháng chiến Hành chính (UBKCHC) tỉnh này đề nghị ân xá cho 19 phạm nhân. Đặc ủy đoàn đồng ý và ký quyết định ân xá. Giám đốc Tư pháp khu III phản đối vì không được hổi ý kiến như luật lệ đã quy định. Đáng lẽ nếu được hỏi thì Giám đốc đã yêu cầu không nên tha mấy tên trong số đó, mà ông cho là nguy hiểm ( đó là những tên đảng viên cường hào đã ức hiếp nhân dân nên bị tòa án kết tội), nay thả ra, chúng sẽ báo thù những người đã tố cáo chúng, còn dân thì có thể thắc mắc.
 Giám đốc Tư pháp có báo cáo lên Bộ về việc đó (việc Đặc ủy đoàn ra lệnh ân xá). Và cố nhiên, căn cứ luật pháp đương thời, tôi đồng tình với ông Giám đốc. Về phía UBKCHC thì cũng báo cáo lên văn phòng Chủ tịch phủ, có ý phản đối sự phê phán của ông Giám đốc Tư  pháp. Tôi đang chuẩn bị ý kiến xử lý thì nhận được thư của Hồ Chủ tịch, như sau:
 “Thư riêng.
 Chú Hòe,
 Việc tha Trần Văn Luân, Nguyễn Văn Chế, chú đã cùng cụ Trực và ông Giám xử trí ổn thỏa chưa? Theo ý tôi, thì tiện nhất là Đoàn tự thu hồi lệnh ấy.
 Về việc UBKCHC Thái Bình trong vấn đề này, Văn phòng Chủ tịch sẽ bảo UBKCHC Khu III điều tra. Nếu UBKCHC Thái Bình có lỗi, sẽ bị khiển trách.
 Về vấn đề tha cho 19 phạm nhân, thái độ của Giám đốc Tư pháp Khu III có chỗ không đúng: vì sao Giám đốc không trình bày ý kiến với Đặc ủy đoàn? Trong tờ trình lên Bộ, Giám đốc lại dùng những lời quá đáng như: Đặc ủy đoàn để UBKCHC lợi dụng… Đặc ủy đoàn phạm lỗi làm trái Hiến pháp… Đặc ủy đoàn lạm quyền… Không tôn trọng nguyên tắc tư pháp, vân vân.
 Đặc ủy đoàn là thay mặt Chính phủ, thì Giám đốc đối với Đặc ủy đoàn cũng phải có thái độ như đối với Chính phủ.
 Theo ý tôi, Bộ Tư pháp nên ra lệnh cho Tòa án Khu III thi hành những ân xá do Đặc ủy đoàn đã quyết định (trừ lệnh ân xá bọn Trần Văn Luân, do Đặc ủy đoàn tự thu hồi)
 Đồng thời Bộ nên chỉ thị cho Giám đốc Tư pháp Khu III sửa đổi cách làm việc.
 Ngoài việc nói trên, chúng ta quyết phải đi đến chỗ cán bộ Tư pháp và Hành chính thật thà cộng tác, theo đúng tinh thần và chính sách Đại đoàn kết của Chính phủ.
 Tôi gửi lời kính hỏi thăm ông Cụ, hỏi thăm thím và hôn các cháu.
 Chào thân ái và quyết thắng
 10/1948
 Hồ Chí Minh”
 Tôi nhận rõ Bác Hồ cũng cho rằng việc ân xá bọn Trần Văn Luân là không thỏa đáng, nghĩa  là quan điểm pháp chế của Giám đốc Tư pháp (cũng là của Bộ Tư pháp) trong việc này không sai. Nhưng cách xử lý cần phải mềm dẻo, vì đụng đến Đặc ủy đoàn. Tôi chỉ thị cho Giám đốc Tư pháp theo tinh thần đó.
 Ít lâu sau, tôi nhận được một thư riêng nữa của Hồ Chủ tịch:
 “Gửi ông Bộ trưởng Tư pháp
 Thư riêng
 Chú Hòe thân mến
 Việc ân giảm ở Thái Bình, như thế là xong. Ông Giám đốc Vũ Văn Huyền tỏ ra rất tận tâm với chức vụ, thì Chính phủ nên khen.
 Nhưng trong việc ở Thái Bình vừa rồi, ông ấy làm quá đáng, thì chúng ta phải phê bình để giúp ông ấy sửa chữa và tiến bộ.
 Không vì công mà quên lỗi, không vì lỗi mà quên công. Đó là chính sách “chí công vô tư” để rèn luyện và cân nhắc cán bộ.
 Ngoài sự phê bình bằng công văn, có lẽ chú nên lấy tình nghĩa bầu bạn mà nói riêng cho ông ấy biết rõ thái độ chủa Chính phủ.
 Kính chúc ông Cụ mạnh khỏe, hổi thăm thím và hôn các cháu.
 Chào thân ái và quyết thắng.
 10/1948
 Hồ Chí Minh”
 Đối với khuyết điểm của phía Giám đốc Tư pháp trong lề lối làm việc, tôi đã làm đúng như ý kiến của Bác. Nghĩa là phê bình nghiêm khắc (bằng công văn, kèm theo có thư riêng giải thích cho êm ái).
 Có thể nhận xét rằng: việc làm của Giám đốc Tư pháp sai về phương pháp phản đối, nhưng nội dung phản đối thì không sai. Ông ta cũng vì lợi ích chung mà làm thế.
 Điều tôi nhấn mạnh là sự lủng củng như thế giữa Hành chính và Tư pháp đã xảy ra thường xuyên. Một bên thì muốn bảo vệ pháp chế, nhưng thái độ cứng rắn. Một bên thì bao che cho cấp dưới lạm quyền và lộng quyền. Tình hình có lúc, có nơi căng thẳng: Cứ bên này bắt, thì bên kia thả, bên này thả thì bên kia bắt lại; bên này kết tội bằng bản án hoặc lệnh đưa đi an trí, thì bên kia phản đối bằng cách xử lý thuộc quyền mình. Có khi việc phải đưa lên Bộ hoặc Phủ Chủ tịch giải quyết.
 Lại còn xảy ra hậu quả đáng tiếc.
 Giám đốc Vũ Văn Huyền tự coi bị ức hiếp (bị Bộ Tư pháp khiển trách nghiêm khắc), phản ứng lại: “xếp xó” cả công văn lẫn thư riêng của tôi, không trả lời. Rồi bỗng một hôm, tôi nhận được thư của anh, nửa thư riêng, nửa công văn chính thức. Mở đầu là cách xưng hô lạ lẫm: “Kính trình Tổng trưởng Tư pháp đại thần Vũ đại nhân”. Rồi “Trân trọng phúc đáp thư Ngài quở trách… Kẻ tiểu nhân này vô cùng hối hận đã làm càn… Vậy rập đầu cúi xin đại nhân rủ lòng thương đại xá cho”, v.v. và v.v… Tôi không nhớ chính xác từng câu, từng chữ, nhưng đại khái lới lẽ như thế. Cuối cùng ông “thỉnh cầu với Bộ được cho thôi việc: một “kỷ luật tự giác”, ông nói.
 Vài hôm sau, Bộ nhận được báo cáo của bên Công an Khu gửi lên báo tin ông Vũ Văn Huyền đã “dinh tê” (vào vùng địch, Hà Nội, cùng với một số viên chức nhà nước thuộc ý tế, kinh tế, giáo dục…, trong đó có Trần Chính Thành, trước đây làm Phó Giám đốc Tư pháp, vừa mới được điều sang làm Giám đốc Kinh tế (trực thuộc Bộ trưởng Phan Anh)* (*Sau này được tin Trần Chính thành bay đi Sài Gòn nhận làm quan to gì đó trong Nội các Ngô Đình Diệm, cón Vũ Văn Huyền mở phòng luật sư, đôi khi có nhận cãi cho anh em đằng mình bị địch bắt. – chú thích của VĐH).
 Tôi rụng rời! Thật là cái xẩy nẩy cái ung! Nguyên do chỉ là một chuyện nhỏ phê bình (quá mức chăng?) khuyết điểm của một ủy viên Khu KCHC Việt Bắc (trong vụ dung túng công an “làm bậy” lại để thiếu chất đốt sưởi cho thương binh mà phình to thành chuyện xung đột giữa Hành chính và Tư pháp. Tôi ân hận mãi, tự trách mình quá vụng về trong lời ăn tiếng nói, không thực hiện được lời khuyên của Bác Hồ thường nhắc nhở anh em sống gần Cụ:
 “Lời nói chẳng mất tiền mua,
 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
Thật là thầm thía!
Ảnh 1&2: Thư riêng của Hồ Chủ tịch gửi Bộ trưởng Vũ Đình Hòe (bản scan; các nguyên bản, theo di nguyện của cụ Hòe, gia đình đã hiến cho Bảo tàng Hồ Chí Minh cùng Đồng tiền vàng Hồ Chủ tịch tặng BT năm 1948)
Ảnh 3: Trình Hồ Chủ tịch và các đồng sự trong CP dự thảo văn bản luật pháp (Ảnh trích từ sách về Bộ trưởng Lê Văn Hiến)
Ảnh 4: Phát biểu tại một Hội nghị trong Kháng chiến  ở Việt Bắc(Tư liệu gia đình, chưa rõ bao giờ và tại hội nghị nào; vị nào biết xin chỉ bảo)
Ảnh 5: Tiếp Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường và tặng sách  "Pháp quyền Nhân Nghĩa Hồ Chí Minh, 2010)
 Cũng vào đầu năm 1948.
 Ta nhớ sau thất bại của chiến dịch Việt Bắc và Trung du đại tướng Pháp De Latre de Tassigny quay về càn quét vùng đồng bằng sông Hồng và mắm chặt các thành phố, tạo thanh thế và địa bàn chính trị cho “Chính phủ quốc gia Bảo Đại do chúng vừa dựng lên. Nhiều gia đình  thuộc các tầng lớp trên (trí thức và tư sản dân tộc) không chịu nổi sự o ép, trốn tránh ra vùng tự do; trong khi nhiều người khác, kể cả một số cán bộ đang kháng chiến ngoài vùng tự do lại “dinh tê” vào thành. Âu cũng là lẽ tự nhiên trong hoàn cảnh chiến tranh nhân dân, vùng địch, vùng ta cài răng lược. Tất cả vấn đề là nhân dân thì ở đâu cũng vẫn có thể giữ vững tinh thần kháng chiến và chính quyền thì vẫn phải dựa vào dân ở bất cứ đâu.
 Khu III ở sát nhiều thành phố, dân ra vào không vấp vật cẩn tự nhiên nào.
 Một vụ đáng phàn nàn đã xả ra ở Phủ Lý - Hà Nam (lúc đó thuộc phạm vi Nam Định. Một gia đình trí thức tư sản trong thành chạy giặc đang lùng mình. Chạy đến thị trấn Phủ Lý thì bị Trưởng ty Công an vừa là huyện ủy viên Việt Minh, vừa là chính quyền nơi đó bắt giữ, tịch thu vàng, giam biệt người chồng vì “nghi” là gián điệp (chắc nắm được giấy tờ gì đấy), rồi đêm lẻn vào nơi giam người vợ… hiếp. Sau đó ký quyết định cho người chồng đi an trí ở trại Chi Nê (?), người đó phản đối kịch liệt thì bị đánh chết giấc và vùi chôn khi còn ngắc ngoải!
 Các cấp Tư pháp huyện, tỉnh, khu biết chuyện. Một mặt kháng nghị lệnh an trí bất hợp pháp của địa phương, một mặt báo cáo lên Bộ. Tôi báo cáo với Hồ Chủ tịch. Người phái ngay ông Trần Đăng Ninh (phụ trách công tác thanh tra của Trung ương, tôi có quen biết và quý mến về tính ngay thẳng) đi điều tra, kết luận việc có thực. Bác bèn chỉ thị cho tòa án quân sự Khu III xét xử. Chánh án là Lê Văn Chất (luật sư cũ), Công tố ủy viên: Bùi Lâm (khu ủy viên Khu III), lục sự Nguyễn Quang Dụ. Tòa kết án xử tử tên huyện ủy viên lộng hành kia.. Nhưng gia đình lại cứ yên chí người thân bị án cực hình như thế là do Bộ Tư pháp và cả ngành Tòa án vốn “kình địch” với Hành chính, đã nhẫn tâm đối phó, không tính gì đến công lao xưa của bị cáo. Ba mươi năm sau (khoảng 1978 - 1980), anh Nguyễn Quang Dụ, đảng viên Dân chủ - Bí thư thành ủy Dân chủ Hà Nội, gặp tôi báo tin: “Anh Hòe ạ, anh biết không? Anh đang bị gia đình can phạm trong vụ án Hà Nam xưa kiện là đã xử tử oan một cán bộ chính trị”.
 Tôi chẳng hiểu gì cả!
- Đúng là ông không hiểu (lời anh Dụ), vì có phải ông xử đâu! Đơn khiếu nại của gia đình kia gửi lên Ban kiểm tra Đảng cộng sản và Ban Thanh tra Chính phủ., thì hai ban này chuyển cho Viện Kiểm sát tối cao xét. Phó Viện ttr]ơngr Bùi Lâm (lời anh Dụ) đưa mình xem đơn khiếu nại rồi vừa nói vừa cười xòa: “Vụ này tớ xử, chứ ông Hòe nhà cậu có quyền đếch gì đối với Tòa án quân sự! Còn khiếu nại cái khỉ gì? Tao tiếc nó chỉ một cái đầu. Nó mà có hai cái đầu thì tao beng cả hai cái!”
Đến bây giờ, nghĩ đến anh Bùi Lâm, một hình ảnh hiện ra trong trí nhớ tôi, đẹp lắm: người cao lớn, đi cứ lao đầu về phía trước, gặp mặt thì vồ lấy, mày mày tao tao, tính thẳng ruột bò, không nể nang ai cả, dễ dàng quên mình vì mọi người mà anh cho là lương thiện. Anh là bạn thân của đồng chí Nguyễn Ái Quốc khi đồng chí ở Paris, hai người đều là thủy thủ tầu viễn dương của Pháp. Anh được Bác giới thiệu vào Trung ương Đảng mà anh không nhận. Tại sao?
- Còn tại sao?, - anh nói. – Dốt như mình, làm sao nổi nhiệm vụ Trung ương?
Đúng là một người cồng sản chân chính, đáng kính phục biết bao! Tôi nghĩ thế! Chính những người cộng sản như anh Bùi Lâm, anh Lê Giản là gương động viên tôi trước nhiều bất công mà mình phải chịu đựng.
Tiếc thay, trên đời này, những cán bộ Cộng sản được như Bùi Lâm có nhiều nhặn gì đâu. “Khá phổ thông và nghiêm trọng…, ở các cơ quan lãnh đạo các cấp, là những bệnh chủ quan, quan liêu, mệnh lệnh, hẹp hòi và bệnh công thần. Đáng sợ là bệnh công thần. Cậy mình có một ít thành tích thì tự kiêu, tự đại, cho mình là cứu tinh của dân, công thần của Đảng (…); cậy thế mình là người của Đảng, phớt cả kỷ luật và cả cấp trên trong các đoàn thể nhân dân hoặc cơ quan Chính phủ”* (* Trích Báo cáo chính trị do Hồ Chí Minh đọc tại Đại hội lần thứ hai của Đảng. – chú thích của VĐH)
Gần đây, báo của ngành Công an còn nhắc đến vụ trên, khi biểu dương một vị lãnh đạo lão thành của ngành Công an…”
(Tiếp theo cụ Hòe trích bài báo “Viễn Chi – Vị Thứ trưởng chiến trường, đăng trên báo An ninh Thế giới, số 30 ra ngày 21 - 6 – 1997, trong đó chỉ đích danh tên đảng viên Trưởng ty CA bị xử tử hình: Đặng Trần Dương). 
Tôi – Vũ Thế Khôi - xin bổ sung:
Bạn TSQ của tôi là Tô Liên, tôi hỏi cụ Hòe bác Giản lấy họ Lê vì theo Mác-Lê à? Cụ Hòe cho tôi biết: ôngấy tên thật là Tô Dĩ.  Mãi sau này, do sự nghiên cứu của tôi, thì chính cụ Hòe mới biết, tuy là CS, nhưng cụ Giản xuất thân cũng "nòi quan lại phong kiến", thuộc thế gia vọng tộc họ Tô làng Hoa Cầu, sau đổi là Xuân Cầu (vị kỵ húy thân mẫu vua Thiệu Trị là Hồ Thị Hoa!), có cụ Tô Trân đỗ tiến sĩ cùng khoa Bính Tuất đời Minh Mạng (1826) với Vũ Tông Phan, làm qua đến chức Lễ bộ Tả tham tri (như thứ trưởng). Hai cụ Trân - Phan có thơ tặng nhau. Hai cụ Hòe và Giản, sau Đổi mới thường gặp nhau, đàm đạo khá tương đắc (tôi thường được hầu trà, thỉnh thoảng cụ Hòe lại sai  mang rượu Tây sang biếu cụ Giản, vốn thích uống rượu Tây - hoài niệm thời Madagascar chăng?). Khoảng năm 199...(?)Cụ Giản có viết một bức thư gửi Bộ chính trị góp ý, nhưng có lẽ cũng như bức thư kiến nghị "cóc vái trời" của cụ Hòe năm 1986 mà thôi!  
- Ảnh chụp năm 1958; BT Tư pháp Vũ Đình Hòe tham dự Lễ tấn phong tướng lĩnh QĐND VN. Năm 1960, theo Hiến Pháp 1959 Bô Tư pháp giải thể, cụ Hòe được điều về Viện Luật học làm chuyên viên nghiên cứu bậc 5.
- Ảnh chụp lại Lễ tuyên thệ năm 1946 của các Thẩm phán đầu tiên của nước VNDCCH, trước sự chứng kiến của Chủ tịch Chính phủ Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Tư pháp Vũ Đình Hòe.
VĐH.
"Cái quan định luận" (Đóng nắp quan tài rồi mới phán xét được) - câu nói của người xưa hoàn toàn đúng với cụ Vũ Đình Hòe, cố Bộ trưởng Tư pháp (1946 - 1960 )nước VNDCCH. Có thể coi những lới sau đây của Trưởng ban tang lễ, Ủy viên Trung ương ĐCSVN,, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân là một lời phán xét như vậy: 
"Trong suốt 15 năm (1946 - 1960) đứng mũi chịu sào ở lĩnh vực nóng bỏng này, Bộ trưởng Vũ Đình Hòe luôn luôn quán triệt tư tưởng pháp quyền Nhân Nghĩa Hồ Chí Minh, kiên trì quan điểm tư pháp nhân dân và nguyên tắc tư pháp độc lập với hành chính, được ghi trong Hiến pháp 1946. Trong xử lý công việc, Cụ tỏ ra có bản lĩnh, dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải và pháp luật. Nhờ vậy, Cụ đã có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng nền móng tư pháp của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa"
Phải chăng đoạn hồi ký này hé mở " có bản lĩnh, dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải và pháp luật"?
TƯ PHÁP VÀ CÔNG AN NHỮNG NĂM ĐẦU DỰNG NƯỚC
 Trích “Vũ Đình Hòe – Pháp quyền Nhân nghĩa Hồ Chí Minh”
Cuối năm 1947, giăc pháp mưu đồ đánh úp ta. Một phía, chúng nhảy dù xuống Cao Bằng, Bắc Cạn. Phía kia, điều chiến thuyền ngược sông Lô. Dự tính bằng hai gọng kìm khép lại, chúng chắc mẩm tóm gọn đầu não của “Việt Minh” mà chúng gọi là Vẹm (V.M) một cách láo xược.
Ai ngờ, tương kế tựu kế, Hồ Chủ tịch triệu tập cấp tốc Hội đồng Chính phủ. Chúng tôi ung dung “hạ sơn” trèo đèo lội suối, người đóng gần nhất cũng phải 2 ngày mới tới chỗ họp ở xã Đình Cả, trong châu Vũ Nhai, sát Bắc Sơn lịch sử.
Đúng giờ hẹn, Cụ đến, lưng đeo “toòng teng” một ống nứa, rút ra bốn tờ giấy cứng, khổ rộng, mang những dòng chữ do tự tay Cụ đánh máy, ký tên và đóng dấu son. Hội nghị chỉ bàn độc một vấn đề: Chia Chính phủ làm năm đoàn, một đoàn ở lại giữ “thành”, đông hơn; còn bốn đoàn gọi là Đặc ủy đoàn thì tung ra bốn phương đi kinh lý, tuyên truyền cho cuộc “Kháng chiến trường kỳ, gian khổ, nhất định thắng lợi”. Tôi được phụ trách một đoàn, địa bàn hoạt động gồm 12 tỉnh, từ tả ngạn sông Lô, qua sông Cầu, sông Thương, đến sông Lục Nam và sông Kỳ Cùng. Đoàn gồm: Bộ trưởng Tư pháp là tôi, Bộ trưởng Giao thông và Thủy lợi Trần Đăng Khoa, cả hai đều là ủy viên trung ương Đảng Dân chủ Việt Nam; ông Trần Huy Liệu, đại diện Tổng bộ Việt Minh và cụ Đỗ Thúc Phách, cử nhân Nho học, Chủ tịch Mặt trận Liên Việt khu I Việt Bắc; thư ký Đoàn là anh Phạm Lợi, bạn thân luôn luôn sống bên tôi để bảo vệ, là tráng sinh Scout, cưỡi ngựa giỏi, biết bắn súng.
<…> Chúng tôi đi bộ 4 tháng ròng, cộng lại có đến 3000km, ăn ở hàng quán dọc đường, hoặc tự thổi nấu lấy, ngủ nhờ nhà dân, giả dạng như người tản cư. Cho nên nhìn, nghe, hỏi, nắm được “khối” chuyện, để khi họp với các cấp chính quyền có thể có cái gì đó sinh động đối chiếu với các báo cáo chính thức viết hay nói của các vị. Thí dụ, qua chợ Rã (Bắc Cạn), nhờ sự mách bảo của những nhân chứng vô danh, chúng tôi đã phát hiện ra ở trong những lán chòi, hốc núi gần hồ Ba Bể, còn nhiều kho thóc, bộ phận máy, hoặc thậm chí súng đạn “bỏ quên” ở đó khi giặc nháy dù, nếu không “cứu vớt” kịp thời thì sẽ mục rỉ hết. Hoặc ở Bảo Lạc (Cao Bằng), đồng bào các dân tộc các xã giáp biên giới Việt Trung rất thắc mắc, lo lắng vì có người thân bị bắt bí mật theo lệnh của ai đó, không thuộc cấp phụ trách địa phương. Lần từ xã lên huyện, lên tỉnh, lên khu, chúng tôi phát hiện có một đường dây “bảo vệ an ninh” dòng từ Nha Công an (Bộ Nội vụ) xuống và đầu mối do một cán bộ “cỡ bự” nắm chặt trong tay* (*  Sau này có dịp hỏi chuyện mấy bạn bè ở bên Nha công an, thì được biết ông đó tên là Lý Ban, cán bộ cao cấp Công an, con một gia đình hoa Kiều, đảng viên Trung cộng – chú thích của VĐH)
Có lẽ ông đó quá sốt sắng với nhiệm vụ, nhưng do thiếu thận trọng, bắt người không đủ chứng cứ, không sát dân tình. Trong số người bị bắt mang đi đâu đấy, có cả Chủ tịch Mặt trận Liên Việt huyện Bảo Lạc, người Nùng, trong khi số đông cán bộ lãnh đạo chính quyền lại là người Thổ. Đặc ủy đoàn phải trực tiếp gánh lấy việc điều tra, cuối cùng đã ra lệnh trả tự do cho những người oan uổng, rồi họp mít tinh xin lỗi nhân dân. Theo một nguyên tắc ủy quyền đặc biệt của Hồ Chủ tịch: Đặc ủy đoàn được chủ động giải quyết một số việc, với điều kiện ngay sau đó phải báo cáo lên Chính phủ, và chịu trách nhiệm nếu sai sót.
<…>
 Hồ Chủ tịch hồi ấy nhận được báo cáo đặc biệt của Đặc ủy đoàn chúng tôi (báo cáo kiểu “tiền trảm hậu tấu”), đọc xong Cụ chuyển ngay sang cho Tổng Giám đốc Nha Công an Lê Giản để giải quyết tiếp hậu quả. Cũng may ông trùm công an này có kinh nghiệm vì ông đang phụ trách giúp bảo vệ an ninh chính trị bên Quân đội, ở đấy cũng xảy ra đôi việc rắc rối tương tự, nên ý kiến của ông góp với Cụ Chủ tịch Chính phủ là để ông theo dõi thêm, chưa nên có nhận xét gì về việc đó của Đặc ủy đoàn. Nhưng đương sự đầu trò trong vụ Bảo Lạc, cái ông người Việt gốc Hoa đặc trách an ninh biên giới thì phản ứng mạnh, “cái lão mặt sát đen sì ấy (chỉ vào tôi, Vũ Đình Hòe) thật là vô chính trị! Chỉ pháp lý… pháp lý. Để cho Đặc vụ Tưởng nó tung hoành à?”
 Về sau tôi mới biết: Ông ta là cán bộ thân cận được tín nhiệm của Lê Giản, đồng thời cũng là cán bộ của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc được giao phụ trách bảo vệ đặc khu Nam Quảng Tây Trung Quốc, giáp giới Cao Bằng, đặc khu ấy còn ở dưới sự thống trị của quân đội Tưởng Giới Thạch (tướng Trương Phát Khuê). Đặc vụ Tưởng luồn vào cư dân biên thùy, bên Tầu, bên ta đều là thuộc dân tộc Nùng cả, họ qua lại buôn bán, giỗ têt, chơi bời với nhau hàng ngày, người ngay, người gian trà trộn khó phân biệt lắm, bắt lầm là bất lợi rồi. Nhưng để lọt Hán gian thì “chết” cả! Đấy là quan điểm của ông ta. Nhưng quan điểm của tôi (Vũ Đình Hòe) thì lại khác: Không những phải giữ vững công lý ( bắt người thì ít nhiều phải có căn cứ và làm cho đúng thủ tục) mà còn phải trọng ý dân và nhất là phải bảo vệ chính sách “đoàn kết toàn dân, đánh giặc cứu nước” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây mới là yêu cầu chính trị cao nhất và khẩn thiết gấp mấy yêu cầu chống Đặc vụ Tưởng của ông ta ấy chứ! Có lẽ cũng đồng ý như vậy nên anh Lê Giản đã “hoãn binh chi kế” để tìm hiểu sự thật ai đúng và đúng đến mức nào.
 Thật hiếm thấy ở đâu một ông trùm Công an lại có thái độ thận trọng được như vậy.
 50 năm sau (năm 1995) cả hai người, anh Giản và tôi đã về hưu trên dưới 20 năm rồi, ngồi tâm sự với nhau, hai lần “mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình”.
- Nhưng không phải ngay lúc đầu mình đã nghĩ được như ông (lời Lê Giản). Thú thật, mới vào nghề (1945 - 1947), đụng chạm với Tư pháp tôi “ghét” ông lắm. Mấy tháng cuối năm 1945, thời gian Vũ Trọng Khánh làm Bộ trưởng Tư pháp, quân lính mình bắt giam bừa bãi bọn Việt Quốc, Việt Cách (chúng cũng quậy lắm cơ, ỷ vào quân Tầu Tưởng), Vũ Bộ trưởng, (nguyên luật sư có khác, khôn khéo, mềm dẻo) tự thân sang mình giảng giải phải trái, lợi hại, bầy cho mưu mẹo hợp thức hóa. Nhờ vậy, không những mình làm “được việc” mà còn học thêm được những bài cơ bản về pháp lý công an tư pháp (police judiciaiere). Nhưng sau đó đến “triều đại anh” – anh Hòe ấy – sao mà “hắc” thế. “ Cứ mực tàu, vạch thẳng”, nguyên tắc là nguyên tắc. Săc lệnh đấy, Hiến pháp đấy! Làm trái là kỷ luật, thậm chí tù! Thất đáng ghét quá, cái ông đen sì, mặt sắt!
- Thế bây giờ còn ghét không? – Tôi hỏi.
- Cố nhiên là không! Trái lại quý là đằng khác. Mà từ lâu rồi. Chịu đòn đau thì tỉnh ra nhanh (ngay một năm sau, 1948 - 1949). Phải nói cũng nhờ có kinh qua kinh nghiệm bản thân nữa. Hồi ấy, bên quân đội có phong trào “chỉnh phong” ác liệt. quét phản động “chui vào tổ chức mình”. Ghê quá! Mình, với sự giác ngộ nguyên tắc pháp lý của các anh, cố gắng hết sức mình, giúp Đảng uốn nắn lệch lạc phổ biến, cường điệu âm mưu địch, bằng cách ứng dụng phương pháp nghiên cứu, điều tra của Tòa án và lý luận chứng cứ của pháp lý cũ (phạm pháp học), mình minh oan được cho nhiều đồng chí bị bắt sai, xử sai, có cả vụ dự định tử hình.
- Tướng sĩ Công an của anh chắc theo gương anh được kha khá đấy nhỉ? Được Bác Hồ khen mà?
- Một số ít thôi, chắc càng ngày sẽ càng nhiều. Chẳng qua  “tội dốt” thôi! Sau này được học chuyên môn, quả có đỡ làm liều. Vũ Đình Khoa (cử nhân luật, một bạn học cũ của tôi, Vũ Đình Hòe), anh giới thiệu sang giúp đỡ mình mà.
- Đúng vậy. Ai cũng có lòng yêu nước cả. Bên Tư pháp thì được luyện về chuyên môn tương đối, nhưng trình độ chính trị đa số còn “lè tè”: Ta, bạn, thù, chiến lược, chiến thuật, có gì rành mạch trong đầu đâu!
- Bọn mình cũng thế cả thôi! – Anh Lê Giản cười xòa (một cái cười hồn nhiêu, quen thuộc ở anh, thật đáng yêu!). – Đánh giặc tay ngang cả! Điếc không sợ súng! Được cái ham học, cầu tiến bộ. “Học, học, học nữa, học mãi”. Lenin dạy thế phải không? Cái đáng sợ là tính kiêu căng của anh Cộng sản.
- Và của anh trí thức nữa chứ?
Thế là hai đứa ôm lấy nhau cười sằng sặc! Râu anh (“Lê Xồm” – anh em đã tặng anh mỹ hiệu ấy!) đâm vào má mình, ngứa quá!
Quả vậy, anh chỉ ghét tôi đúng mười hai tháng thôi. Tôi nhớ như in trong đầu: vào khoảng đầu năm 1948, bên Công an mở Hội nghị cán bộ toàn quốc để vừa tổng kết công tác 1947, vừa nhận bằng khen của Bác với danh hiệu quý báu “Công an Nhân dân” Bác tặng cho lần đầu tiên. Anh mời tôi đến dự và “bắt” đóng vai trò chủ trì cùng với anh trên bàn Chủ tịch đoàn. Đến lúc phát thưởng cho cán bộ xuất sắc của toàn ngành, anh ấn vào tay tôi… khẩu súng xì-ten (súng máy nhỏ tự động loại cầm tay, quý lắm hồi bấy giờ) để trao tặng cho “Đồng chí chiến sĩ thi đua toàn ngành Công an giỏi bậc nhất, tư cách vững vàng”. Tôi bị bất chợt, có lúng túng vài giây, rồi cũng thoát: phát biểu mừng, khá đậm đà, trôi chảy!
Hình ảnh đẹp cảm động hiếm hoi tiêu biểu cho mối tình “Đoàn kết giữa Công an và Tư pháp, giữa Chính trị và Chuyên môn!
Ảnh 1 và 2: Bộ sách 2 tập ngót nghìn trang - PHÁP QUYỀN NHÂN NGHĨA HỒ CHÍ MINH. viết trong 5 năm 2001 - 2005, riêng tập II NXB Trẻ đã tái bản đến 3 lần (từ 2006  đến 2008)
Ảnh 3: Chính phủ Kháng chiến ở ATK (An toàn khu) Việt Bắc (VTK chụp lại ở Bảo tàng Tân Trào năm 2001, lần đưa cụ Hòe "hành hương về cội"; thủ bút ghi chú của cụ Hòe)
Ảnh 4: Trí thức ưu tú Việt Nam nhất loạt theo Cụ Hồ lên Chiến khu Việt Bắc tham gia Kháng chiến (Ảnh: tạp chí Xưa&Nay)
Ảnh 5: BT Tư pháp CP Kháng chiến tại ấp Khôi-Khanh ở Bờ Đậu, Đại Từ-Thái Nguyên, do ô. Hòe khai phá trồng cây công nghiệp chè và trẩu, thực hiện lời kêu gọi chính ông xướng xuất trên báo Thanh Nghị: "Anh em thanh niên! Đã đến lúc chúng ta về làm việc làng!"; "Cơ quan A" Bộ TP với VP Bộ trưởng đóng trong ấp này.
"...Ngay trong chuyến công tác này, sau khi thảo luận với các cơ quan hành chính, tư pháp địa phương về những vấn đề liên quan đến công tác tư pháp, Bộ trưởng đã ra thông tư và chỉ thị cho các cấp tư pháp và công an dưới quyền để thi hành luật lệ theo đúng đường lối của Chính phủ. Khi thanh tra các trại giam, Bộ trưởng đã cảnh cáo và khiển trách tại chỗ các cơ quan về hành động sai nguyên tắc xâm phạm đến quyền tự do cá nhân của công dân và ra lệnh tha ngay những người bị bắt giam trái phép hay vì duyên cớ không chính đáng..." (Ủy viên TW Đảng, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường, - Theo báo Nhân Dân ngày 10/02/2011)
TƯ PHÁP VÀ CÔNG AN NHỮNG NĂM ĐÂU DỰNG NƯỚC
 Trích “Vũ Đình Hòe – Pháp quyền Nhân nghĩa Hồ Chí Minh”
“Không vì công mà quên lỗi, không vì lỗi mà quên công”
 Giữa năm 1948. Đặc ủy đoàn chính phủ do ông Bộ trưởng Hoàng Minh Giám và cụ Linh mục Phạm Bá Trực dẫn đầu đi thanh tra khu III. Tới Thái bình thì được Ủy ban Kháng chiến Hành chính (UBKCHC) tỉnh này đề nghị ân xá cho 19 phạm nhân. Đặc ủy đoàn đồng ý và ký quyết định ân xá. Giám đốc Tư pháp khu III phản đối vì không được hổi ý kiến như luật lệ đã quy định. Đáng lẽ nếu được hỏi thì Giám đốc đã yêu cầu không nên tha mấy tên trong số đó, mà ông cho là nguy hiểm ( đó là những tên đảng viên cường hào đã ức hiếp nhân dân nên bị tòa án kết tội), nay thả ra, chúng sẽ báo thù những người đã tố cáo chúng, còn dân thì có thể thắc mắc.
 Giám đốc Tư pháp có báo cáo lên Bộ về việc đó (việc Đặc ủy đoàn ra lệnh ân xá). Và cố nhiên, căn cứ luật pháp đương thời, tôi đồng tình với ông Giám đốc. Về phía UBKCHC thì cũng báo cáo lên văn phòng Chủ tịch phủ, có ý phản đối sự phê phán của ông Giám đốc Tư  pháp. Tôi đang chuẩn bị ý kiến xử lý thì nhận được thư của Hồ Chủ tịch, như sau:
 “Thư riêng.
 Chú Hòe,
 Việc tha Trần Văn Luân, Nguyễn Văn Chế, chú đã cùng cụ Trực và ông Giám xử trí ổn thỏa chưa? Theo ý tôi, thì tiện nhất là Đoàn tự thu hồi lệnh ấy.
 Về việc UBKCHC Thái Bình trong vấn đề này, Văn phòng Chủ tịch sẽ bảo UBKCHC Khu III điều tra. Nếu UBKCHC Thái Bình có lỗi, sẽ bị khiển trách.
 Về vấn đề tha cho 19 phạm nhân, thái độ của Giám đốc Tư pháp Khu III có chỗ không đúng: vì sao Giám đốc không trình bày ý kiến với Đặc ủy đoàn? Trong tờ trình lên Bộ, Giám đốc lại dùng những lời quá đáng như: Đặc ủy đoàn để UBKCHC lợi dụng… Đặc ủy đoàn phạm lỗi làm trái Hiến pháp… Đặc ủy đoàn lạm quyền… Không tôn trọng nguyên tắc tư pháp, vân vân.
 Đặc ủy đoàn là thay mặt Chính phủ, thì Giám đốc đối với Đặc ủy đoàn cũng phải có thái độ như đối với Chính phủ.
 Theo ý tôi, Bộ Tư pháp nên ra lệnh cho Tòa án Khu III thi hành những ân xá do Đặc ủy đoàn đã quyết định (trừ lệnh ân xá bọn Trần Văn Luân, do Đặc ủy đoàn tự thu hồi)
 Đồng thời Bộ nên chỉ thị cho Giám đốc Tư pháp Khu III sửa đổi cách làm việc.
 Ngoài việc nói trên, chúng ta quyết phải đi đến chỗ cán bộ Tư pháp và Hành chính thật thà cộng tác, theo đúng tinh thần và chính sách Đại đoàn kết của Chính phủ.
 Tôi gửi lời kính hỏi thăm ông Cụ, hỏi thăm thím và hôn các cháu.
 Chào thân ái và quyết thắng
 10/1948
 Hồ Chí Minh”
 Tôi nhận rõ Bác Hồ cũng cho rằng việc ân xá bọn Trần Văn Luân là không thỏa đáng, nghĩa  là quan điểm pháp chế của Giám đốc Tư pháp (cũng là của Bộ Tư pháp) trong việc này không sai. Nhưng cách xử lý cần phải mềm dẻo, vì đụng đến Đặc ủy đoàn. Tôi chỉ thị cho Giám đốc Tư pháp theo tinh thần đó.
 Ít lâu sau, tôi nhận được một thư riêng nữa của Hồ Chủ tịch:
 “Gửi ông Bộ trưởng Tư pháp
 Thư riêng
 Chú Hòe thân mến
 Việc ân giảm ở Thái Bình, như thế là xong. Ông Giám đốc Vũ Văn Huyền tỏ ra rất tận tâm với chức vụ, thì Chính phủ nên khen.
 Nhưng trong việc ở Thái Bình vừa rồi, ông ấy làm quá đáng, thì chúng ta phải phê bình để giúp ông ấy sửa chữa và tiến bộ.
 Không vì công mà quên lỗi, không vì lỗi mà quên công. Đó là chính sách “chí công vô tư” để rèn luyện và cân nhắc cán bộ.
 Ngoài sự phê bình bằng công văn, có lẽ chú nên lấy tình nghĩa bầu bạn mà nói riêng cho ông ấy biết rõ thái độ chủa Chính phủ.
 Kính chúc ông Cụ mạnh khỏe, hổi thăm thím và hôn các cháu.
 Chào thân ái và quyết thắng.
 10/1948
 Hồ Chí Minh”
 Đối với khuyết điểm của phía Giám đốc Tư pháp trong lề lối làm việc, tôi đã làm đúng như ý kiến của Bác. Nghĩa là phê bình nghiêm khắc (bằng công văn, kèm theo có thư riêng giải thích cho êm ái).
 Có thể nhận xét rằng: việc làm của Giám đốc Tư pháp sai về phương pháp phản đối, nhưng nội dung phản đối thì không sai. Ông ta cũng vì lợi ích chung mà làm thế.
 Điều tôi nhấn mạnh là sự lủng củng như thế giữa Hành chính và Tư pháp đã xảy ra thường xuyên. Một bên thì muốn bảo vệ pháp chế, nhưng thái độ cứng rắn. Một bên thì bao che cho cấp dưới lạm quyền và lộng quyền. Tình hình có lúc, có nơi căng thẳng: Cứ bên này bắt, thì bên kia thả, bên này thả thì bên kia bắt lại; bên này kết tội bằng bản án hoặc lệnh đưa đi an trí, thì bên kia phản đối bằng cách xử lý thuộc quyền mình. Có khi việc phải đưa lên Bộ hoặc Phủ Chủ tịch giải quyết.
 Lại còn xảy ra hậu quả đáng tiếc.
 Giám đốc Vũ Văn Huyền tự coi bị ức hiếp (bị Bộ Tư pháp khiển trách nghiêm khắc), phản ứng lại: “xếp xó” cả công văn lẫn thư riêng của tôi, không trả lời. Rồi bỗng một hôm, tôi nhận được thư của anh, nửa thư riêng, nửa công văn chính thức. Mở đầu là cách xưng hô lạ lẫm: “Kính trình Tổng trưởng Tư pháp đại thần Vũ đại nhân”. Rồi “Trân trọng phúc đáp thư Ngài quở trách… Kẻ tiểu nhân này vô cùng hối hận đã làm càn… Vậy rập đầu cúi xin đại nhân rủ lòng thương đại xá cho”, v.v. và v.v… Tôi không nhớ chính xác từng câu, từng chữ, nhưng đại khái lới lẽ như thế. Cuối cùng ông “thỉnh cầu với Bộ được cho thôi việc: một “kỷ luật tự giác”, ông nói.
 Vài hôm sau, Bộ nhận được báo cáo của bên Công an Khu gửi lên báo tin ông Vũ Văn Huyền đã “dinh tê” (vào vùng địch, Hà Nội, cùng với một số viên chức nhà nước thuộc ý tế, kinh tế, giáo dục…, trong đó có Trần Chính Thành, trước đây làm Phó Giám đốc Tư pháp, vừa mới được điều sang làm Giám đốc Kinh tế (trực thuộc Bộ trưởng Phan Anh)* (*Sau này được tin Trần Chính thành bay đi Sài Gòn nhận làm quan to gì đó trong Nội các Ngô Đình Diệm, cón Vũ Văn Huyền mở phòng luật sư, đôi khi có nhận cãi cho anh em đằng mình bị địch bắt. – chú thích của VĐH).
 Tôi rụng rời! Thật là cái xẩy nẩy cái ung! Nguyên do chỉ là một chuyện nhỏ phê bình (quá mức chăng?) khuyết điểm của một ủy viên Khu KCHC Việt Bắc (trong vụ dung túng công an “làm bậy” lại để thiếu chất đốt sưởi cho thương binh mà phình to thành chuyện xung đột giữa Hành chính và Tư pháp. Tôi ân hận mãi, tự trách mình quá vụng về trong lời ăn tiếng nói, không thực hiện được lời khuyên của Bác Hồ thường nhắc nhở anh em sống gần Cụ:
 “Lời nói chẳng mất tiền mua,
 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
Thật là thầm thía!
Ảnh 1&2: Thư riêng của Hồ Chủ tịch gửi Bộ trưởng Vũ Đình Hòe (bản scan; các nguyên bản, theo di nguyện của cụ Hòe, gia đình đã hiến cho Bảo tàng Hồ Chí Minh cùng Đồng tiền vàng Hồ Chủ tịch tặng BT năm 1948)
Ảnh 3: Trình Hồ Chủ tịch và các đồng sự trong CP dự thảo văn bản luật pháp (Ảnh trích từ sách về Bộ trưởng Lê Văn Hiến)
Ảnh 4: Phát biểu tại một Hội nghị trong Kháng chiến  ở Việt Bắc(Tư liệu gia đình, chưa rõ bao giờ và tại hội nghị nào; vị nào biết xin chỉ bảo)
Ảnh 5: Tiếp Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường và tặng sách  "Pháp quyền Nhân Nghĩa Hồ Chí Minh, 2010)
 Cũng vào đầu năm 1948.
 Ta nhớ sau thất bại của chiến dịch Việt Bắc và Trung du đại tướng Pháp De Latre de Tassigny quay về càn quét vùng đồng bằng sông Hồng và mắm chặt các thành phố, tạo thanh thế và địa bàn chính trị cho “Chính phủ quốc gia Bảo Đại do chúng vừa dựng lên. Nhiều gia đình  thuộc các tầng lớp trên (trí thức và tư sản dân tộc) không chịu nổi sự o ép, trốn tránh ra vùng tự do; trong khi nhiều người khác, kể cả một số cán bộ đang kháng chiến ngoài vùng tự do lại “dinh tê” vào thành. Âu cũng là lẽ tự nhiên trong hoàn cảnh chiến tranh nhân dân, vùng địch, vùng ta cài răng lược. Tất cả vấn đề là nhân dân thì ở đâu cũng vẫn có thể giữ vững tinh thần kháng chiến và chính quyền thì vẫn phải dựa vào dân ở bất cứ đâu.
 Khu III ở sát nhiều thành phố, dân ra vào không vấp vật cẩn tự nhiên nào.
 Một vụ đáng phàn nàn đã xả ra ở Phủ Lý - Hà Nam (lúc đó thuộc phạm vi Nam Định. Một gia đình trí thức tư sản trong thành chạy giặc đang lùng mình. Chạy đến thị trấn Phủ Lý thì bị Trưởng ty Công an vừa là huyện ủy viên Việt Minh, vừa là chính quyền nơi đó bắt giữ, tịch thu vàng, giam biệt người chồng vì “nghi” là gián điệp (chắc nắm được giấy tờ gì đấy), rồi đêm lẻn vào nơi giam người vợ… hiếp. Sau đó ký quyết định cho người chồng đi an trí ở trại Chi Nê (?), người đó phản đối kịch liệt thì bị đánh chết giấc và vùi chôn khi còn ngắc ngoải!
 Các cấp Tư pháp huyện, tỉnh, khu biết chuyện. Một mặt kháng nghị lệnh an trí bất hợp pháp của địa phương, một mặt báo cáo lên Bộ. Tôi báo cáo với Hồ Chủ tịch. Người phái ngay ông Trần Đăng Ninh (phụ trách công tác thanh tra của Trung ương, tôi có quen biết và quý mến về tính ngay thẳng) đi điều tra, kết luận việc có thực. Bác bèn chỉ thị cho tòa án quân sự Khu III xét xử. Chánh án là Lê Văn Chất (luật sư cũ), Công tố ủy viên: Bùi Lâm (khu ủy viên Khu III), lục sự Nguyễn Quang Dụ. Tòa kết án xử tử tên huyện ủy viên lộng hành kia.. Nhưng gia đình lại cứ yên chí người thân bị án cực hình như thế là do Bộ Tư pháp và cả ngành Tòa án vốn “kình địch” với Hành chính, đã nhẫn tâm đối phó, không tính gì đến công lao xưa của bị cáo. Ba mươi năm sau (khoảng 1978 - 1980), anh Nguyễn Quang Dụ, đảng viên Dân chủ - Bí thư thành ủy Dân chủ Hà Nội, gặp tôi báo tin: “Anh Hòe ạ, anh biết không? Anh đang bị gia đình can phạm trong vụ án Hà Nam xưa kiện là đã xử tử oan một cán bộ chính trị”.
 Tôi chẳng hiểu gì cả!
- Đúng là ông không hiểu (lời anh Dụ), vì có phải ông xử đâu! Đơn khiếu nại của gia đình kia gửi lên Ban kiểm tra Đảng cộng sản và Ban Thanh tra Chính phủ., thì hai ban này chuyển cho Viện Kiểm sát tối cao xét. Phó Viện ttr]ơngr Bùi Lâm (lời anh Dụ) đưa mình xem đơn khiếu nại rồi vừa nói vừa cười xòa: “Vụ này tớ xử, chứ ông Hòe nhà cậu có quyền đếch gì đối với Tòa án quân sự! Còn khiếu nại cái khỉ gì? Tao tiếc nó chỉ một cái đầu. Nó mà có hai cái đầu thì tao beng cả hai cái!”
Đến bây giờ, nghĩ đến anh Bùi Lâm, một hình ảnh hiện ra trong trí nhớ tôi, đẹp lắm: người cao lớn, đi cứ lao đầu về phía trước, gặp mặt thì vồ lấy, mày mày tao tao, tính thẳng ruột bò, không nể nang ai cả, dễ dàng quên mình vì mọi người mà anh cho là lương thiện. Anh là bạn thân của đồng chí Nguyễn Ái Quốc khi đồng chí ở Paris, hai người đều là thủy thủ tầu viễn dương của Pháp. Anh được Bác giới thiệu vào Trung ương Đảng mà anh không nhận. Tại sao?
- Còn tại sao?, - anh nói. – Dốt như mình, làm sao nổi nhiệm vụ Trung ương?
Đúng là một người cồng sản chân chính, đáng kính phục biết bao! Tôi nghĩ thế! Chính những người cộng sản như anh Bùi Lâm, anh Lê Giản là gương động viên tôi trước nhiều bất công mà mình phải chịu đựng.
Tiếc thay, trên đời này, những cán bộ Cộng sản được như Bùi Lâm có nhiều nhặn gì đâu. “Khá phổ thông và nghiêm trọng…, ở các cơ quan lãnh đạo các cấp, là những bệnh chủ quan, quan liêu, mệnh lệnh, hẹp hòi và bệnh công thần. Đáng sợ là bệnh công thần. Cậy mình có một ít thành tích thì tự kiêu, tự đại, cho mình là cứu tinh của dân, công thần của Đảng (…); cậy thế mình là người của Đảng, phớt cả kỷ luật và cả cấp trên trong các đoàn thể nhân dân hoặc cơ quan Chính phủ”* (* Trích Báo cáo chính trị do Hồ Chí Minh đọc tại Đại hội lần thứ hai của Đảng. – chú thích của VĐH)
Gần đây, báo của ngành Công an còn nhắc đến vụ trên, khi biểu dương một vị lãnh đạo lão thành của ngành Công an…”
(Tiếp theo cụ Hòe trích bài báo “Viễn Chi – Vị Thứ trưởng chiến trường, đăng trên báo An ninh Thế giới, số 30 ra ngày 21 - 6 – 1997, trong đó chỉ đích danh tên đảng viên Trưởng ty CA bị xử tử hình: Đặng Trần Dương). 
Tôi – Vũ Thế Khôi - xin bổ sung:
Bạn TSQ của tôi là Tô Liên, tôi hỏi cụ Hòe bác Giản lấy họ Lê vì theo Mác-Lê à? Cụ Hòe cho tôi biết: ôngấy tên thật là Tô Dĩ.  Mãi sau này, do sự nghiên cứu của tôi, thì chính cụ Hòe mới biết, tuy là CS, nhưng cụ Giản xuất thân cũng "nòi quan lại phong kiến", thuộc thế gia vọng tộc họ Tô làng Hoa Cầu, sau đổi là Xuân Cầu (vị kỵ húy thân mẫu vua Thiệu Trị là Hồ Thị Hoa!), có cụ Tô Trân đỗ tiến sĩ cùng khoa Bính Tuất đời Minh Mạng (1826) với Vũ Tông Phan, làm qua đến chức Lễ bộ Tả tham tri (như thứ trưởng). Hai cụ Trân - Phan có thơ tặng nhau. Hai cụ Hòe và Giản, sau Đổi mới thường gặp nhau, đàm đạo khá tương đắc (tôi thường được hầu trà, thỉnh thoảng cụ Hòe lại sai  mang rượu Tây sang biếu cụ Giản, vốn thích uống rượu Tây - hoài niệm thời Madagascar chăng?). Khoảng năm 199...(?)Cụ Giản có viết một bức thư gửi Bộ chính trị góp ý, nhưng có lẽ cũng như bức thư kiến nghị "cóc vái trời" của cụ Hòe năm 1986 mà thôi!  
- Ảnh chụp năm 1958; BT Tư pháp Vũ Đình Hòe tham dự Lễ tấn phong tướng lĩnh QĐND VN. Năm 1960, theo Hiến Pháp 1959 Bô Tư pháp giải thể, cụ Hòe được điều về Viện Luật học làm chuyên viên nghiên cứu bậc 5.
- Ảnh chụp lại Lễ tuyên thệ năm 1946 của các Thẩm phán đầu tiên của nước VNDCCH, trước sự chứng kiến của Chủ tịch Chính phủ Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Tư pháp Vũ Đình Hòe.
VĐH.
 Trích “Vũ Đình Hòe – Pháp quyền Nhân nghĩa Hồ Chí Minh”
 
Nguồn: https://trieuxuan.info/tu-phap-va-cong-an-trich-%E2%80%9Cvu-dinh-hoe-%E2%80%93-phap-quyen-nhan-nghia-ho-chi-minh%E2%80%9D/
Bài viết liên quan
NGÀY PHÁP LUẬT VÀ TƯ TƯỞNG PHÁP QUYỀN NHÂN NGHĨA HỒ CHÍ MINH

Nguồn: https://sotuphap.daklak.gov.vn/ngay-phap-luat-va-tu-tuong-phap-quyen-nhan-nghia-ho-chi-minh-2410.html Ngày đăng: 08/11/2013 16:04 Năm nay là năm đầu tiên Nhà nước ta lấy ngày 09 tháng 11 để tổ chức kỷ niệm Ngày Pháp pháp luật Việt Nam.

LUẬT GIA VŨ ĐÌNH HÒE VÀ QUÁ TRÌNH HIỆN THỰC HÓA TƯ TƯỞNG PHÁP QUYỀN

Trần Thị Mỹ Linh K19502 & Nguyễn Thủy Tiên K195022C, Sinh viên Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG Tp HCM Cách mạng tháng Tám thành công, bên cạnh niềm vui và sự phấn khởi, nước ta phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải, trong đó có việc xây dựng một hiến pháp dân chủ. Bước ngoặt để hoàn thành mục tiêu trên chính là sự ra đời của Hiến pháp năm 1946 cùng với việc vận dụng tư tưởng Nhà nước Pháp quyền nhân nghĩa – nhà nước dân chủ; vận hành, quản lý theo pháp luật kết hợp với giáo dục đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đặc biệt vào giai đoạn 1946-1960, dưới sự dẫn đường của Hồ Chủ tịch, luật gia Vũ Đình Hòe được xem là trợ thủ đắc lực giúp Người thúc đẩy hiện thực hóa tư tưởng pháp quyền.

Bí Mật Thú Vị Về Vị Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp Đầu Tiên Của Việt Nam VŨ TRỌNG KHÁNH

Quý vị và các bạn thân mến, luật sư Vũ Trọng Khánh là Bộ trưởng Bộ Tư pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng viết về ông: “Anh là một trí thức yêu nước, có tâm huyết đối với vận mệnh của Tổ quốc, đã từng có đóng góp xứng đáng trong Chính phủ lâm thời đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong suốt những thập kỷ kháng chiến và những năm tiếp theo, anh đã hết lòng phục vụ nhân dân, có cống hiến xứng đáng đối với sự nghiệp đoàn kết toàn dân và xây dựng nền luật học của nước ta”. Vậy những cống hiến to lớn của ông cho sự nghiệp cách mạng như thế nào? Mời quý vị cùng tìm hiểu rõ hơn trong video ngay sau đây của Qũy Xã hội Phan Anh

Hồi ức nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Vũ Đình Hòe: Đạo lý và pháp lý trong tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh

Điều khác biệt căn bản của tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh là Nhân, là tình người, “thương người như thể thương thân”. Người đây là dân, trước hết là dân nghèo, lam lũ chạy ăn từng bữa, nên có thể còn ít học, còn lạc hậu, nên dân chưa hiểu ra cái mới, cái đúng thì “phải biết kiên nhẫn chờ đợi và càng kiên trì giải thích, thuyết phục”, chứ không thể bức bách, dùng vũ lực đàn áp.

Pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh

Tôi đã dự định giới thiệu với bạn đọc cuốn "Pháp quyền Nhân nghĩa Hồ Chí Minh" dày gần 800 trang - cuốn sách mà GS Vũ Đình Hòe sau nhiều lần lưỡng lự đã quyết tâm viết lúc đã về hưu (bắt đầu từ năm 1991 và hoàn thành tháng 7 năm 2004).

Giáo sư Vũ Đình Hòe: Người tạo nền cho giáo dục Việt Nam hiện đại

Giáo sư Vũ Đình Hòe sinh ra trong một gia đình có truyền thống nho học. Cụ tổ 7 đời Vũ Tông Uyển đỗ Hương cống, trông coi việc học hành trong phủ chúa Trịnh. Vũ Tông Cửu - cụ tổ thứ sáu - là học trò giỏi của Tiến sĩ Phạm Quý Thích, mở Mậu Hòa giảng thất ở huyện Đan Phượng, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc Hà Nội).