Luật Sư Việt Nam
Nhân vật lịch sử Việt Nam - Thái Văn Lung
Năm sinh Bính Thìn 1916 - Bính Tuất 1946 Tỉnh thành TP Hồ Chí Minh Thời kì - Pháp đô hộ (1883-1945)
Luật sưchiến sĩ cách mạng, sinh ngày 14-7-1916, con ông Thái Văn Lân, quê ở Thủ Đức, tỉnh Gia Định (nay thuộc TP. Hồ Chí Minh).
Ông vốn con nhà giàu, theo đạo Gia tô, được sang Pháp học trường Luật và trường khoa học chính trị. Ông đỗ cử nhân Luật ưu hạng, và vì có quốc tịch Pháp, nên ông phải nhập ngũ trong hàng ngũ quân đội Pháp với quân hàm Chuẩn úy, trong thế chiến thứ hai (1939-1945).
Về nước, xuất thân như ông hẳn là "con cưng" của thực dân, nhưng ông sớm giác ngộ cách mạng, đã quyết định đứng vào hàng ngũ dân tộc. Tháng 3 năm 1945 ông cùng các ông Mai Văn Bộ, Phạm Ngọc Thạch và Nguyễn Văn Thủ được Xứ ủy Nam Kì giao cho nhiệm vụ tổ chức Thanh niên tiền phong Sài Gòn, Chợ Lớn.
Ngày 23-9-1945, cuộc Nam Bộ kháng chiến phát khởi. Ngày hôm sau ông bị thực dân Pháp bắt một lượt với Phạm Ngọc Thuần, bị chúng hành hung dã man. Ông cương quyết không đầu thú. Biết chúng chưa rõ lai lịch, ông không để lộ danh tánh và địa vị xã hội của mình. Chẳng bao lâu ông được lọt lưới thực dân.
Đầu năm 1946, ông bỏ nhà vào khu tham gia ủy ban kháng chiến xã. Nhận rõ giá trị ông qua sự tích cực công tác các đồng chí cử ông lên làm Chủ tịch ủy ban kháng chiến quận Thủ Đức.
Đến khi sa vào tay giặc, ông kiên trung bất khuất. Vợ ông cũng bị bắt giữ và giam riêng. Biết mình phải hi sinh ông dặn vợ: "Tôi chết, không có gì ân hận. Tôi sung sướng đã làm trọn nghĩa vụ. Nếu em còn sống và được thả, em nhắn lại với các chiến hữu của tôi: Hãy cố gắng đạt tới mục đích chung đến ngày thắng lợi cuối cùng".
Ngày 2-7-1946 ông bị thảm sát trong tù hưởng dương 30 tuổi.
Năm 1949, Phạm Ngọc Thuần viết một quyển sách nhỏ bằng Pháp văn, nhan đề là Les Variétés du Maquis, nhắc đến Thái Văn Lung với niềm cảm phục:
Không một bí mật quân sự, không một tiết lộ, không một tin tức nào vượt khỏi đôi môi đã khép chặt một cách anh dũng phi thường và khép chặt mãi mãi. Với cái chết kéo dài một cách thảm khốc, luật sư Thái Văn Lung còn minh họa bằng một hình tích đẫm máu của chính anh để nói thêm với ta rằng: "Vết nhơ của nô lệ chỉ có thế rửa được bằng máu."
Bài viết liên quan
NGÀY PHÁP LUẬT VÀ TƯ TƯỞNG PHÁP QUYỀN NHÂN NGHĨA HỒ CHÍ MINH

Nguồn: https://sotuphap.daklak.gov.vn/ngay-phap-luat-va-tu-tuong-phap-quyen-nhan-nghia-ho-chi-minh-2410.html Ngày đăng: 08/11/2013 16:04 Năm nay là năm đầu tiên Nhà nước ta lấy ngày 09 tháng 11 để tổ chức kỷ niệm Ngày Pháp pháp luật Việt Nam.

LUẬT GIA VŨ ĐÌNH HÒE VÀ QUÁ TRÌNH HIỆN THỰC HÓA TƯ TƯỞNG PHÁP QUYỀN

Trần Thị Mỹ Linh K19502 & Nguyễn Thủy Tiên K195022C, Sinh viên Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG Tp HCM Cách mạng tháng Tám thành công, bên cạnh niềm vui và sự phấn khởi, nước ta phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải, trong đó có việc xây dựng một hiến pháp dân chủ. Bước ngoặt để hoàn thành mục tiêu trên chính là sự ra đời của Hiến pháp năm 1946 cùng với việc vận dụng tư tưởng Nhà nước Pháp quyền nhân nghĩa – nhà nước dân chủ; vận hành, quản lý theo pháp luật kết hợp với giáo dục đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đặc biệt vào giai đoạn 1946-1960, dưới sự dẫn đường của Hồ Chủ tịch, luật gia Vũ Đình Hòe được xem là trợ thủ đắc lực giúp Người thúc đẩy hiện thực hóa tư tưởng pháp quyền.

Bí Mật Thú Vị Về Vị Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp Đầu Tiên Của Việt Nam VŨ TRỌNG KHÁNH

Quý vị và các bạn thân mến, luật sư Vũ Trọng Khánh là Bộ trưởng Bộ Tư pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng viết về ông: “Anh là một trí thức yêu nước, có tâm huyết đối với vận mệnh của Tổ quốc, đã từng có đóng góp xứng đáng trong Chính phủ lâm thời đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong suốt những thập kỷ kháng chiến và những năm tiếp theo, anh đã hết lòng phục vụ nhân dân, có cống hiến xứng đáng đối với sự nghiệp đoàn kết toàn dân và xây dựng nền luật học của nước ta”. Vậy những cống hiến to lớn của ông cho sự nghiệp cách mạng như thế nào? Mời quý vị cùng tìm hiểu rõ hơn trong video ngay sau đây của Qũy Xã hội Phan Anh

Hồi ức nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Vũ Đình Hòe: Đạo lý và pháp lý trong tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh

Điều khác biệt căn bản của tư tưởng pháp quyền Hồ Chí Minh là Nhân, là tình người, “thương người như thể thương thân”. Người đây là dân, trước hết là dân nghèo, lam lũ chạy ăn từng bữa, nên có thể còn ít học, còn lạc hậu, nên dân chưa hiểu ra cái mới, cái đúng thì “phải biết kiên nhẫn chờ đợi và càng kiên trì giải thích, thuyết phục”, chứ không thể bức bách, dùng vũ lực đàn áp.

TƯ PHÁP VÀ CÔNG AN - TRÍCH “VŨ ĐÌNH HÒE – PHÁP QUYỀN NHÂN NGHĨA HỒ CHÍ MINH”

Vũ Đình Hoè "Cái quan định luận" (Đóng nắp quan tài rồi mới phán xét được) - câu nói của người xưa hoàn toàn đúng với cụ Vũ Đình Hòe, cố Bộ trưởng Tư pháp (1946 - 1960 )nước VNDCCH. Có thể coi những lới sau đây của Trưởng ban tang lễ, Ủy viên Trung ương ĐCSVN,, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân là một lời phán xét như vậy:

Pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh

Tôi đã dự định giới thiệu với bạn đọc cuốn "Pháp quyền Nhân nghĩa Hồ Chí Minh" dày gần 800 trang - cuốn sách mà GS Vũ Đình Hòe sau nhiều lần lưỡng lự đã quyết tâm viết lúc đã về hưu (bắt đầu từ năm 1991 và hoàn thành tháng 7 năm 2004).