Ông Đỗ Như Cự
TRƯỜNG THANH NIÊN LAO ĐỘNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA HÒA BÌNH MỘT THỜI ĐÁNG NHỚ - QUYỂN 1 TẬP 1
Ngày 1/4/1958 trường Lao động XHCN Hòa Bình khai giảng khóa học đầu tiên. Báo Nhân dân số ra ngày 27/6/1962 đăng bài phóng sự “Đến thăm trường học dũng cảm” chính thức phong tặng trường Thanh niên LĐXHCN Hòa Bình danh hiệu “trường học dũng cảm” ra thông tin đại chúng. Ngày 17/8/1962, vinh dự lớn cho nhà trường, Bác Hồ về thăm và nói chuyện với toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh trường Thanh niên LXHCN Hòa Bình.

LỜI GIỚI THIỆU

 

Ngày 1/4/1958 trường Lao động XHCN Hòa Bình khai giảng khóa học đầu tiên. Báo Nhân dân số ra ngày 27/6/1962 đăng bài phóng sự “Đến thăm trường học dũng cảm” chính thức phong tặng trường Thanh niên LĐXHCN Hòa Bình danh hiệu “trường học dũng cảm” ra thông tin đại chúng.

Ngày 17/8/1962, vinh dự lớn cho nhà trường, Bác Hồ về thăm và nói chuyện với toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh trường Thanh niên LXHCN Hòa Bình.

Đầu năm 1963, nhà Văn hóa Nguyễn Khắc Viện lên thăm trường Thanh niên, đã bộc lộ cảm xúc “Giữa phong cảnh rừng suối chói lên viên ngọc tỏa ánh sáng của ngày mai”. Tháng 6/1963, Thủ tướng Phạm Văn Đồng lên thăm nhà trường đã sử dụng mỹ danh “viên ngọc sông Đà” để gọi trường Thanh niên LĐXHCN Hòa Bình, như một cách khen ngợi.

Tuyển tập Trường Thanh niên LĐXHCN Hòa Bình  một thời đáng nhớ gồm một số cuốn sách được nhà giáo Đỗ Như Cự viết và biên tập nhằm lưu lại nhiều hoạt động và một số thành tựu của nhà trường. Đó là “những Ký ức không thể nào quên” - những bông hoa văn hóa quý giá cho lớp trẻ mai sau tham khảo.

Tác phẩm tái hiện biết bao hình ảnh đẹp đẽ, sinh động, trung thực, giúp các thành viên trường Nông hồi nhớ một thời Thầy & Trò say mê “học & làmkhông biết mệt mỏi, chẳng vì danh lợi, vượt qua biết bao khó khăn thiếu thốn. Nhà trường đã đào tạo được gần 7000 học sinh các dân tộc có trình độ chính trị, văn hóa và thói quen “miệng nói tay làm cho tỉnh Hòa Bình. Tốt nghiệp ra trường, đi khắp muôn nơi, thực hiện mọi nhiệm vụ “dựng xây quê hươngbảo vệ Tổ quốc. Nhiều thanh niên học sinh nhanh chóng tiến bộ, trưởng thành lập trường chính trị vững vàng, có trình độ văn hóa “vừa hồng vừa chuyên” được Tỉnh ủy Hòa Bình giao những nhiệm vụ quan trọng.

Thật cảm động được đọc các bài phóng sự của các nhà Văn hóa, nhà Báo: Nguyễn Khắc Viện, Văn Trọng, Hàm Châu, Trần Đức Xước, Trần Quốc Dũng. Hiểu sâu thêm về “Trường học dũng cảm” khi đọc các bài viết của các thầy, cô giáo trường Thanh niên.

Cuốn sách giúp các Thành viên Trường Nông tưởng nhớ tới đồng chí Bí thư Đảng ủy Đoàn Văn Thố, thầy giáo Hiệu trưởng Trần Ngoạn - hai vị tiền bối đưa ra sáng kiến mở trường Lao động XHCN để giáo dục đào tạo, bồi dưỡng rèn luyện thanh niên các dân tộc ...

Nhà giáo Trịnh Đức Mạnh đã có lời thơ ngợi ca khung cảnh sinh hoạt sống động trong nhà trường: 

       … “Buổi sáng đi học, chiều lên nương.

        Lúc nghỉ, thể thao khắp sân trường.

        Tối đến chong đèn cùng nhau học.

        Có thầy hướng dẫn, uốn nắn luôn” ...

Ngày nay trường Phổ thông DTNT THPT Hòa Bình đang tiếp tục giáo dục đào tạo lớp lớp thanh thiếu niên các dân tộc thiểu số của tỉnh Hòa Bình có được nhân cách tốt, luôn khát khao vươn lên tiếp thu nền văn hóa, khoa học, công nghệ mới để dựng xây quê hương đất nước mạnh giầu. Trong mọi hoàn cảnh luôn gắng sức thực hiện lời dạy của Bác Hồ:

Fải: Học tập tốt, lao động tốt.

             Cố gắng mãi, tiến bộ mãi”.

Hòa Bình, ngày 17 tháng 8 năm 2022.

                     Nhà giáo Quách Thế Tản

Nguyên Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình,

Nguyên Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh Hòa Bình.

 

LỜI NÓI ĐẦU

 

     Tháng 2/ 1958, Tỉnh ủy Hòa Bình cho phép Tỉnh đoàn Thanh niên Hòa Bình thành lập trường Lao động XHCNvừa học vừa làm nhằm giáo dục đào tạo, bồi dưỡng rèn luyện lực lượng thanh niên các dân tộc Hòa Bình. Nhà trường ban đầu đặt trụ sở tại làng Rổng Vòng, Lâm Sơn, huyện Lương Sơn. Thông qua Tỉnh đoàn và các Huyện đoàn tuyển thanh niên từ các Chi đoàn thôn bản trong toàn tỉnh, đồng thời mở công trường trin khai thi công xây dựng quốc lộ số 6. Học sinh nhập học, ngày 1/4/1958 nhà trường tổ chức khai giảng khóa đào tạo đầu tiên từ đó ngày 1/4 được coi là ngày thành lập trường.   

Báo Nhân dân số ra ngày 27/6/1962 đăng bài phóng sự “Đến thăm trường học dũng cảmcủa Nbáo Văn Trọng. Cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Việt Nam chính thức xác nhận trên thông tin đại chúng lời ngợi ca: “Trường Lao động XHCN Hòa Bình vừa học vừa làm là trường học dũng cảm”.

Xứng đáng được nhận lời khen “dũng cảm” trước hết thuộc về hai vị tiền bối sáng lập và điều hành Nhà trường hoạt động trong 27 năm. Đó là đồng chí Bí thư Tỉnh đoàn Thanh niên Hòa Bình kiêm Bí thư Đảng ủy nhà trường Đoàn Văn Thố và đồng chí Phó Bí thư Tỉnh đoàn Thanh niên Hòa Bình Trần Ngoạn trực tiếp làm Hiệu trưởng nhà trường. Các ông đã mạnh dạn triển khai  phương thức giáo dục vừa học vừa làm mà từ trước đến nay ít người nghĩ tới, chưa ai dám làm. Các ông đã mở trường giáo dục đào tạo, bồi dưỡng rèn luyện thanh niên các dân tộc theo nguyên lý “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”.

     Xứng đáng nhận lời ca ngợi “dũng cảm” cũng phải kể tới đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Bùi Văn Kín đồng chí Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tỉnh Nguyễn Văn Hậu đã sáng suốt lãnh đạo thông qua Đảng ủy Nhà trường kiên cường chỉ đạo triển khai nhiệm vụ giáo dục thanh niên tỉnh Hòa Bình theo phương thứckết hợp lao động trí óc với lao động chân tay” - “gắn lý thuyết với thực tiễn” - “nâng cao trình độ nhận thức để hành động”. Mục tiêu giáo dục đặt ra: Tất cả học sinh được nhà trường giáo dục đào tạo đều nhiệt tình công tác phục vụ nhân dân và trung thành với Tổ quốc. Nhà trường đưa ra các mức phấn đấu đào tạo:

     (1) Đại đa số học sinh tốt nghiệp ra trường, đều trở thành những thanh niên: Về văn hóa được nâng lên vài lớp, lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, đầu óc luôn suy nghĩ đến việc phục vụ nhân dân, thực hiện những công việc mang lại lợi ích cho xã hội, tác phong “miệng nói tay làm, khi trở về bản làng xả thân làm đẹp nông thôn, dựng xây Hợp tác xã ngay quê hương mình.

     (2) Một số học sinh thông minh được học lên cao, trở thành những cán bộ có trình độ văn hóa, vững vàng về chính trị, hiểu biết chuyên môn kỹ thuật. Là cán bộ có  đầy đủ phẩm chấtvừa hồng vừa chuyên tham gia công tác do tổ chức phân công tại tỉnh Hòa Bình.

     (3) Một số thanh niên học sinh thực sự ưu tú, được rèn luyện thử thách nhiều, học giỏi, hoạt động xuất sắc, nhanh chóng trưởng thành trong công tác, được tập thể tín nhiệm, tổ chức tin cậy, bố trí đảm trách những nhiệm vụ nặng nề trong các cơ quan Đảng, chính quyền, tổ chức chính trị xã hội của tỉnh Hòa Bình.

Trường Thanh niên Hòa Bình vinh dự và tự hào được Bác Hồ kính yêu, đồng chí Bí thư thứ nhất Ban chấp hành TW Đảng Lê Duẩn, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Nhà thơ Tố Hữu, cùng nhiều vị lãnh đạo Đảng Lao động Nhà nước Việt Nam về thăm và khảng định phương thức giáo dục “vừa học vừa làm” mà nhà trường đang thực hiện là hoàn toàn đúng đắn.

 

Mời độc giả tải về máy và xem đầy đủ QUYỂN 1 TẬP 1 : TRƯỜNG  THANH NIÊN LAO ĐỘNG  XÃ HỘI CHỦ NGHĨA  HÒA BÌNH  MỘT THỜI ĐÁNG NHỚ - TẠI ĐÂY

Bài viết liên quan
NHÀ GIÁO ĐỖ HỒNG CHỈNH

Nhà giáo Đỗ Hồng Chỉnh - Phu nhân cố Luật sư Phan Anh. Bà còn là Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Xã hội Phan Anh đã qua đời ngày 28/9/2022 (ngày Giáp Thân, tháng Canh Tuất, năm Nhâm Dần) thọ 90 tuổi; được An táng tại nghĩa trang Bãi Cầu (Dục Tú, Đông Anh, Hà Nội).

Bà Đỗ Hồng Chỉnh - Phu nhân Luật sư Phan Anh: Cho vẹn trăm năm một chữ Đồng - Nguồn từ Báo Đại Đoàn Kết.

Luật sư Phan Anh - nguyên Phó Chủ tịch Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội, là một trí thức lớn, được Bác Hồ đặc biệt trọng đãi từ những ngày đầu thành lập nước, trong vai trò là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầu tiên của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tháng 3/2022, kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Luật sư, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với cụ bà Đỗ Hồng Chỉnh - phu nhân của Luật sư Phan Anh.

Đại diện gia đình Nhà giáo Đỗ Hồng Chỉnh trao lại Quỹ XH Phan Anh số tiền phúng viếng từ lễ tang theo di nguyện của Bà

Đại diện gia đình Nhà giáo Đỗ Hồng Chỉnh trao lại Quỹ XH Phan Anh số tiền phúng viếng từ lễ tang theo di nguyện của Bà

LỜI CẢM TẠ

Nhà giáo Đỗ Hồng Chỉnh - Phu nhân cố Luật sư Phan Anh - Chủ tịch Hội Đồng Quản lý Quỹ Xã hội Phan Anh, đã qua đời hồi 11h45 phút ngày 28/9/2022 (tức ngày Giáp Thân, tháng Canh Tuất, năm Nhâm Dần), thọ 90 tuổi. Được an táng tại nghĩa trang Bãi Cầu - Dục Tú (Đông Anh, Hà Nội).

Một số hình ảnh về Lễ tang Nhà giáo Đỗ Hồng Chỉnh - Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Xã hội Phan Anh

Một số hình ảnh về Lễ tang Nhà giáo Đỗ Hồng Chỉnh - Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ XH Phan Anh.

Đôi vợ chồng “trai anh hùng gái đảm đang” là học trò của tôi - Nhà giáo Đỗ Như Cự

Năm 1962 tham gia đội Thanh niên xung phong tình nguyện tháng 8 Thủ đô, tôi lên trường Thanh niên LĐXHCN Hòa Bình dạy văn hóa ở Phân hiệu 4.