Tin tức
Những điểm trường tranh tre, ván gỗ
Khi học sinh nhiều tỉnh thành bắt đầu năm học mới, ở vùng cao huyện Sông Mã, hàng nghìn em vẫn phải ngồi học trong những gian nhà xập xệ, phải sơ tán nếu trời mưa.

Ở thượng nguồn sông Mã, đường tìm con chữ của học sinh vùng cao không chỉ phải vượt qua cái đói nghèo, lạc hậu. Mùa khai trường hàng năm cũng là thời điểm mùa mưa đến. Sau mưa lũ, những con đường nứt toác, bửa làm đôi, một bên là vực sâu, một bên là núi đồi trơn trượt. Thầy và trò ở huyện Sông Mã phải băng qua những con đường đó đến lớp.

Trớ trêu là ngay cả khi đã đến trường, ngồi vào bàn học, buổi học cũng có thể bị giải tán vì một cơn mưa giông, hay đôi khi bị nhà văn hóa lấy lại phòng để họp.

Những điểm trường tranh tre, ván gỗ

Đây là điểm trường Huổi Hưa, thuộc trường Tiểu học Mường Cai. Từ điểm trường chính tới bản vùng biên giới này, quãng đường dài gần 20 cây số. Những cơn mưa mùa này thường khiến giáo viên gần như không thể tự lên trường một mình.

Tại đây vài năm trước trường đã được xây mới một khu 3 lớp học, song vẫn còn 2 lớp đang phải học trong nhà ván gỗ, lợp mái fibro xi măng. Hai lớp thông nhau, nền nhà bằng đất nện, ngày nắng bụi mịt mù, ngày mưa lầy lội.

Những điểm trường tranh tre, ván gỗ

Tại điểm trường Bản Tỉa, thuộc trường tiểu học Đứa Mòn, có 5 lớp. Song phòng ốc không đủ nên một lớp phải mượn tạm phòng của nhà văn hóa.

Những điểm trường tranh tre, ván gỗ

Nơi những đứa trẻ ngồi học có mái vỡ, ván gỗ gãy mục, nền nhà bằng gạch ẩm ướt. Tứ phía hở hang, gà vịt từ những nhà dân xung quanh thường chạy vào lớp.

Những điểm trường tranh tre, ván gỗ

Nằm bên dòng sông Mã, điểm trường bản Chiềng Xôm thuộc Trường Tiểu học Chiềng Cang đã xuống cấp sau nhiều mùa mưa bão. Cửa vỡ, tường nứt, một đợt giông lốc năm trước thổi bay mấy tấm fibro xi măng lợp mái xuống sông giữa lúc học trò vẫn còn trong giờ học.

Những điểm trường tranh tre, ván gỗ

Điểm trường có 5 lớp, song không đủ phòng học nên hiện phải sử dụng một phòng quây bạt, che tôn. Sau vài cơn mưa giông mùa hè, lớp học này lại tan tác.

Những điểm trường tranh tre, ván gỗ

Cũng vì thiếu phòng học, thầy cô tại điểm Nà Hay, trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Nậm Ty, phải dựng tạm một căn nhà tranh, vách đất để dạy. Đây cũng không có nhà vệ sinh, mà chỉ quây tạm một tấm bạt xa xa trên đồi để thầy trò sử dụng.

Những điểm trường tranh tre, ván gỗ

Tại Huổi Pặt, thuộc trường mầm non Hoa cúc Đứa Mòn, học trò không chỉ nghỉ học vì thời tiết, mà còn bởi những cuộc họp. Ngôi trường cũ của trẻ mầm non ở đây đã biến thành gỗ mục theo năm tháng. Vài năm nay, những đứa trẻ người Thái phải học trong nhà văn hóa ngăn đôi. Rất nhiều lần, tiếng trẻ đồng thanh ngân nga một bài hát, đã bị ngưng bặt vì những cuộc họp như thế.

Những điểm trường tranh tre, ván gỗ

Tại điểm trường mầm non Lụng Há, thuộc Trường mầm non hoa Ban Yên Hưng, những cây cột đã xiêu vẹo, ngói vỡ nát không đảm bảo an toàn và sử dụng cho giáo viên và học sinh trong mùa đông hay những khi có thời tiết bất thường.

Những điểm trường tranh tre, ván gỗ

Đường vào điểm trường Bản Mòn (Trường mầm non Hoa Lan Nậm Ty) xa xôi và vô cùng khó đi. Nơi đây có một lớp nhà trẻ và hai lớp mẫu giáo của đồng bào người Thái. Các em đang phải học trong căn phòng bí nóng mùa hè, tối tăm mùa đông.

Những điểm trường tranh tre, ván gỗ

Đây là điểm trường mầm non và tiểu học Huổi Lếch (Bản Mòn). Trường được tận dụng từ nhà văn hóa cộng đồng, quây từ 100 miếng gỗ đủ loại do phụ huynh đóng góp, trông không khác gì một "chuồng trâu", với mái hỏng, ván gãy, bàn ghế mất chân...

------------------🔶🔸🔶--------------------

QUỸ XÃ HỘI PHAN ANH

- Địa chỉ: Tầng 9, tòa nhà ICON4, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

- Website: https://pafoundation.org.vn

- Facebook: https://www.facebook.com/quyxahoiphananh

- E-mail: [email protected]

- Hotline: 02462758531

Trao tặng mọi yêu thương - Lan tỏa mọi hạnh phúc

Bài viết liên quan
Chúc mừng ngày nhà giáo việt nam 20/11

Hình ảnh thay lời muốn nói

04/19/2024
Công ty CP Vietnam Blockchain hợp tác cùng Quỹ Phan Anh “Hỗ trợ theo dõi quá trình Quyên góp trên nền tảng Blockchain”

Với định hướng nâng cấp về cơ sở hạ tầng về công nghệ IT, không gian mạng và nhận biết được những lợi ích mà công nghệ Blockchain mang lại phù hợp với tiêu chí đề ra, Quỹ Phan Anh đã có cơ hội hợp tác cùng Công ty CP Vietnam Blockchain (VBC) nhằm hỗ trợ cộng đồng xã hội xây dựng và thực hiện những dự án gây quỹ trên diện rộng, góp phần thúc đẩy hiệu quả của việc tiếp cận đến các tổ chức, mạnh thường quân lớn và nâng cao giá trị uy tín của Quỹ Phan Anh đối với người tham gia nhằm hướng tới tiêu chí: Trung thực, chính xác và minh bạch.

CUỘC THI HÀNH TRÌNH CHẮP CÁNH

“Ta sống bằng thứ ta gom góp được, nhưng ta tạo ra cuộc đời bằng thứ ta cho đi”. Mỗi câu chuyện, mỗi hành động của bạn chính là thông điệp để xã hội ngày một tươi đẹp. Hãy cùng nhau chia sẻ câu chuyện của bản thân để lan tỏa niềm yêu thương đến với mọi người trên mọi miền tổ quốc. Vậy thì còn chần chờ gì nữa, hãy nhanh tay đăng ký cuộc thi thôi nào ✨CHỦ ĐỂ CỦA CUỘC THI: Một câu chuyện của bản thân về trải nghiệm, hành trình thiện nguyện, hoạt động ngoại khóa nhằm gửi gắm những thông điệp, những giá trị đến với người đọc.

Vĩnh biệt Cô giáo Đỗ Hồng Chỉnh đã dạy tôi nên Người !

Xin vĩnh biệt và kính mong cô thanh thản nơi vĩnh hằng ! Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28/9/2022 - Doãn Mạnh Dũng.

Quỹ Xã hội Phan Anh với sự giúp đỡ của chính quyền địa phương và Hội Khuyến học, Đoàn TNCS HCM của huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh trao 12 xuất học bổng của đợt 3&4 mỗi em 2 triệu/tháng (trao gộp 2 đợt x2 tháng = 4 triệu/em ), trong Dự án “HỖ TRỢ HỌC SINH NGHÈO VƯỢT KHÓ”

12 học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn, có thành tích học tập tốt trên địa bàn huyện được Quỹ xã hội Phan Anh tặng học bổng trị giá 2 triệu đồng/em (trao gộp 2 đợt x2 tháng = 4 triệu/em ). Đây là đợt trao thứ 3 & 4 của Dự án “HỖ TRỢ HỌC SINH NGHÈO VƯỢT KHÓ” trong tổng 12 đợt trao học bổng của năm học 2021-2022.

Kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm trường Thanh niên LĐXHCN Hòa Bình (1962 - 2022)

Nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm trường TNLĐXHCN Hòa Bình, sáng 14/8/2022 nhiều thế hệ thầy, trò trường Thanh niên đã trở về khu Di tích lịch sử văn hóa Bác Hồ về thăm Thanh niên