Tin tức
Gánh nặng thiết bị học online của gia đình nghèo
ĐỒNG THÁP_Bà Xem cặm cụi may chiếc cặp cũ của hai đứa cháu nhưng đụng tới đâu chiếc cặp rệu rã tới đó, không thể vá.

Bà Châu Thị Xem, 68 tuổi, một mình cặm cụi nuôi hai đứa cháu Dương Thị Khánh Băng và Dương Thị Tuyết Mai từ lúc còn ẵm ngửa đến giờ. Hai em cách nhau một tuổi nhưng học cùng một lớp.

Hai trò nghèo vừa nhận vài quyển sách lớp 5 cũ do nhà trường vận động của học sinh khoá trước. Mỗi môn chỉ một quyển nên hai chị em xài chung. Không có điện thoại, các em được thầy chủ nhiệm giao bài tập để làm. Trong căn nhà tình thương đã cũ, vì thiếu sáng nên hai chị em học khá chật vật. Hỏi ra mới biết bóng đèn điện đã cháy vào hôm trời mưa lớn, sấm chớp không dứt.

"Tôi thấy đèn tắt và nghe mùi khét nên biết bóng đèn đứt còn tụi nhỏ thì hết hồn. Chúng liền ôm lấy tôi và hỏi, bộ nhà mình cháy hả nội. Tôi thì già nhà không có đàn ông nên nửa tháng rồi không sửa được. Tìm người đến sửa thì sợ không có tiền để trả công", người phụ nữ ở xã Tân Thạnh, huyện Thanh Bình, kể.

Bà Xem sinh cả thảy sáu đứa con nhưng vì cảnh nghèo họ đều đi Sài Gòn, Bình Dương làm công nhân, con cái để cho bà chăm. Tiền các con gửi về thiếu trước hụt sau nên bà phải bươn chải ngoài đồng hái ớt, hái chanh thuê, nhiều thì được một trăm ngàn đồng ít thì đôi ba chục ngàn mỗi bữa.

Chủ ruộng vì thương bà đơn chiếc nên thuê làm, chứ người đã gần 70 tuổi đâu còn bao nhiêu sức khoẻ mà gánh gồng. Thu nhập bấp bênh, việc học hành của các cháu bà lo cũng chẳng đủ đầy. Chúng thường đi học mà không có tiền ăn sáng, đành lấy cơm nguội ăn với muối tiêu dằn bụng rồi đến trường.

Kể tới đâu bà Xem lại buồn và ứa nước mắt nhưng điều bà lo lắng nhất là thân già có thể nuôi hai đứa cháu được đến đâu. "Ăn uống thiếu thốn nên hai đứa cháu ốm nhom, bộ đồng phục mua từ khi chúng học lớp 3 mà đến nay còn mặc vừa", bà Xem chia sẻ.

Đồng phục cũ, dép cũ, sách cũ và đến cặp cũng chẳng mua mới nhưng ngặt nỗi do xài nhiều năm, một chiếc cặp đã rách nát không thể vá. Bà may chiếc còn lại còn dùng tạm được rồi an ủi hai đứa cháu: "Thôi ráng hai chị em xài chung một cái".

Cô Bùi Thị Loan, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tân Thạnh 1, rất thân quen với mấy bà cháu. Hôm nào rước cháu về mà khoẻ trong người, bà lại phụ các thầy cô dọn dẹp lớp học. Bà bảo thấy các cháu được thầy cô ưu tiên các phần học bổng, khó khăn gì cũng được giúp đỡ tận tình nên bà cũng muốn góp chút sức cho nhà trường, xem như trả ơn. "Có thể vận động được nguồn nào cho hai em, nhà trường đều cố gắng, chứ mấy bà cháu ở với nhau thiếu thốn đủ bề", cô Loan chia sẻ.

"Nội ráng nuôi con ăn học sau này con nuôi nội", giọng non nớt của đứa cháu làm bà Xem cười, nét khắc khổ và đượm buồn hiện cả lên gương mặt. "Con cái thì nhiều nhưng rồi cũng chẳng đứa nào ở cạnh mình. Có tụi nhỏ hủ hỉ cũng đỡ hiu quạnh", bà Xem nói.

Rời nhà bà Xem chúng tôi tìm đến nhà của chị Nguyễn Thị Bích Chi một "cánh cò lặn lội" khác của xã Bình Thành. Mới 36 tuổi chị Chi có 5 đứa con trong đó có 2 cặp song sinh. Chồng có cũng như không một mình chị tảo tần lo cho các con.

Đứa gái lớn của chị đã học lớp 7, hai cặp song sinh kế tiếp lên lớp 5 và lớp 2. Đầu năm học chị chỉ kịp mua vội cho con gái lớn sách, tập còn thiết bị để học trực tuyến đành mượn của bà nội dùng tạm. Mang tiếng dùng tạm chứ thực chất chị cũng chẳng mua nổi.

Lúc trước chị Chi bán tạp hoá tại nhà, thu nhập ít nhưng có thể chăm các con còn nhỏ. Về sau, chúng ngày một lớn cái ăn cái mặc trong nhà ngày một nhiều. Chị ra chợ mua gánh bán bưng kiếm thêm thu nhập, còn các con chị cứ để chúng ở nhà, đứa lớn chăm đứa nhỏ. Gân đây chợ đóng, thu nhập cũng chẳng còn, mấy mẹ con có rau ăn rau, có cháo ăn cháo.

Có đến 3 em cần học trực tuyến mà chỉ có 1 cái điện thoại nên việc học khá lộn xộn. Hôm nay, hai em Ánh và Tuyết (lớp 5) học từ 7h30 đến 8h30 trong khi cô chị Anh Thư bắt đầu học từ 8h30. Đồng hồ vừa điểm đến giờ Thư học nhưng lớp của hai em vẫn chưa kết thúc, Thư đầy lo lắng. Ngày đầu tiên cấp 1 học trực tuyến, chưa học nhiều nên thời gian còn có thể sắp xếp những hôm sau nếu trùng lịch học mấy chị em chẳng biết làm sao.

Trong khi các chị chăm chú học, hai cô gái nhỏ nhất nhà xúm xít mặc đồng phục đi học rồi chơi oẳn tù tì với nhau. Chưa được bao lâu hai em lại ùa ra sân đùa giỡn. Có lẽ trong căn nhà đông đúc này mỗi 2 em là vui vẻ, tung tăng nhất. Trước căn nhà sàn, mái tôn được một nhóm từ thiện cất giúp, chị Chi bần thần nhìn đôi dép sứt gót của các con. Bao lo toan, nhọc nhằn còn chờ chị phía trước.

Ông Lý Bảo Việt, Trưởng Phòng giáo dục và đào tạo huyện Thanh Bình, cho biết toàn huyện có 1.340 học sinh từ khối 5 đến khối 9 chưa có thiết bị học trực tuyến. Hiện tại, phòng vận động được 10 bộ máy tính cũ và khoảng 20 điện thoại. Qua đợt vận động "sóng và máy tính cho em" công nhân viên người lao động toàn huyện góp ít nhất một ngày lương có thể mua thêm được khoảng 200 chiếc điện thoại. Toàn tỉnh Đồng Tháp có khoảng 35.000 học sinh, học viên từ cấp tiểu học đến THPT thiếu thiết bị học trực tuyến.

Nguồn: Sưu tầm.

Bài viết liên quan
Chúc mừng ngày nhà giáo việt nam 20/11

Hình ảnh thay lời muốn nói

04/19/2024
Công ty CP Vietnam Blockchain hợp tác cùng Quỹ Phan Anh “Hỗ trợ theo dõi quá trình Quyên góp trên nền tảng Blockchain”

Với định hướng nâng cấp về cơ sở hạ tầng về công nghệ IT, không gian mạng và nhận biết được những lợi ích mà công nghệ Blockchain mang lại phù hợp với tiêu chí đề ra, Quỹ Phan Anh đã có cơ hội hợp tác cùng Công ty CP Vietnam Blockchain (VBC) nhằm hỗ trợ cộng đồng xã hội xây dựng và thực hiện những dự án gây quỹ trên diện rộng, góp phần thúc đẩy hiệu quả của việc tiếp cận đến các tổ chức, mạnh thường quân lớn và nâng cao giá trị uy tín của Quỹ Phan Anh đối với người tham gia nhằm hướng tới tiêu chí: Trung thực, chính xác và minh bạch.

CUỘC THI HÀNH TRÌNH CHẮP CÁNH

“Ta sống bằng thứ ta gom góp được, nhưng ta tạo ra cuộc đời bằng thứ ta cho đi”. Mỗi câu chuyện, mỗi hành động của bạn chính là thông điệp để xã hội ngày một tươi đẹp. Hãy cùng nhau chia sẻ câu chuyện của bản thân để lan tỏa niềm yêu thương đến với mọi người trên mọi miền tổ quốc. Vậy thì còn chần chờ gì nữa, hãy nhanh tay đăng ký cuộc thi thôi nào ✨CHỦ ĐỂ CỦA CUỘC THI: Một câu chuyện của bản thân về trải nghiệm, hành trình thiện nguyện, hoạt động ngoại khóa nhằm gửi gắm những thông điệp, những giá trị đến với người đọc.

Vĩnh biệt Cô giáo Đỗ Hồng Chỉnh đã dạy tôi nên Người !

Xin vĩnh biệt và kính mong cô thanh thản nơi vĩnh hằng ! Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28/9/2022 - Doãn Mạnh Dũng.

Quỹ Xã hội Phan Anh với sự giúp đỡ của chính quyền địa phương và Hội Khuyến học, Đoàn TNCS HCM của huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh trao 12 xuất học bổng của đợt 3&4 mỗi em 2 triệu/tháng (trao gộp 2 đợt x2 tháng = 4 triệu/em ), trong Dự án “HỖ TRỢ HỌC SINH NGHÈO VƯỢT KHÓ”

12 học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn, có thành tích học tập tốt trên địa bàn huyện được Quỹ xã hội Phan Anh tặng học bổng trị giá 2 triệu đồng/em (trao gộp 2 đợt x2 tháng = 4 triệu/em ). Đây là đợt trao thứ 3 & 4 của Dự án “HỖ TRỢ HỌC SINH NGHÈO VƯỢT KHÓ” trong tổng 12 đợt trao học bổng của năm học 2021-2022.

Kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm trường Thanh niên LĐXHCN Hòa Bình (1962 - 2022)

Nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm trường TNLĐXHCN Hòa Bình, sáng 14/8/2022 nhiều thế hệ thầy, trò trường Thanh niên đã trở về khu Di tích lịch sử văn hóa Bác Hồ về thăm Thanh niên