Tin tức
Cô giáo dạy học bằng… Tiktok, học trò mê vì video lên được 'xu hướng'
Để giảm bớt những căng thẳng, áp lực cho học sinh khi học online, cô giáo Nguyễn Thị Thùy Dung, giáo viên Mỹ thuật, Trường Tiểu học và THCS Tây Hà Nội đã “mạnh dạn” dạy học đổi mới theo cách các em thích – Học mỹ thuật cùng Tiktok.

Học sinh hào hứng, yêu thích môn học nhờ media

Thay vì giảng bài theo cách “truyền thống”, cô Dung đã mày mò, đưa ứng dụng media vào dạy học.

Chia sẻ về ý tưởng này, cô Dung cho biết, dịch bệnh kéo dài khiến cho học sinh không thể đến trường, phải học trực tuyến. Những tiết học online triền miên làm các em mệt mỏi, căng thẳng.

Qua quan sát thực tế cô Dung thấy, Tiktok đang là một kênh đang được giới trẻ yêu thích, hầu hết em đều có tài khoản này. Ngoài ra, ở lứa tuổi THCS, các em đang rất thích khám phá những thứ liên quan tới công nghệ thông tin, sử dụng những ứng dụng mà giới trẻ đang thịnh hành.Muốn đem lại không khí “tươi mới” cho các tiết học online, giảm áp lực và tăng kết quả học tập cho các em, cô Dung “đau đầu” tìm phương pháp giảng dạy để các em hứng thú hơn.

Từ lý do đó, cô Dung đã quyết định sử dụng Tiktok như một phương tiện hỗ trợ trong dạy học bộ môn Mỹ thuật. Theo đó, cô Dung thiết kế các bài giảng bằng video Tiktok, đồng thời, cũng cho học sinh tự quay, dựng video, thực hiện bài họcSau một thời gian giảng dạy, một điều rất vui là các em rất hứng thú hơn với môn học. Trước đây, các em chỉ dùng tài khoản Tiktok của mình để xem những clip trên mạng, thì giờ các em đã có thể sử dụng nó vào học tập, tự tay dựng được các clip của chính mình, lên được xu hướng, các em rất vui và kết quả học tập rất tốt”, cô Dung chia sẻ.

Rất cần sự linh hoạt, sáng tạo của người giáo viên

Để các em có thể làm quen và sử dụng được ứng dụng Tiktok, cô Dung đã dành 2 buổi để hướng dẫn các em, từ cách đặt máy quay, bài trí, bố cục để lên video được đẹp mắt, cách để video lên được xu hướng.

“Thời lượng video chỉ khoảng 3 phút, nên tôi đã hướng dẫn các em cách điều chỉnh tốc độ video để có thể trình bày được hết nội dung mình cần thể hiện. Để video Tiktok lên được xu hướng thì các tài khoản phải có các nội dung chuyên sâu. Ví dụ, với bộ môn Mỹ thuật chúng ta có thể lựa chọn điểm mạnh của mình như: vẽ tranh, mẹo vẽ hình, tạo hình, tái chế, handmade… Nếu thiên về handmade, thì tôi lưu ý các em khi đi theo chủ đề này thì  tất cả các video up lên sẽ đều theo nội dung là handmade. Hoặc nếu là về vẽ tranh thì chỉ tập trung vào vẽ tranh, tùy theo năng lực và sở thích của các em. Mới đầu, các em mất khá nhiều thời gian, nhưng sau quen dần thì làm nhanh, và khi video lên được xu hướng thì các em rất hào hứng”, cô Dung chia sẻ.

Từ việc tìm tòi, khám phá các phương pháp dạy học khác nhau, cô Dung cho rằng, sự sáng tạo, linh hoạt của người giáo viên rất quan trọng. Bản thân cô mới đầu cũng không phải là một người biết nhiều về Tiktok, nhưng khi có ý định dạy học cho học sinh, cô đã tìm hiểu, mày mò rồi truyền dạy lại cho học sinh.Một thách thức đặt ra khi dạy học bằng Tiktok đó là các em có thể sa đà vào mạng xã hội, nghiện internet. Để giải quyết bài toán này, cô Dung đã luôn dặn dò các em  phải biết sắp xếp thời gian học tập cho hợp lý, chỉ sử dụng mạng cho học tập và nhờ phụ huynh giám sát. Cho đến thời điểm hiện tại, cô chưa nhận được phản hồi nào của phụ huynh về việc các em quá sa đà vào mạng Internet. Trái lại, nhiều phụ huynh thấy con có sản phẩm đẹp, tốt, được lên xu hướng rất vui.

Với phương pháp dạy học truyền thống, các em sẽ tiếp thu được nhiều lượng kiến thức hơn. Nhưng với Tiktok, với các ứng dụng công nghệ mới thì ngoài việc tiếp thu được kiến thức, các em còn có thể khám phá, thể hiện được màu sắc, dấu ấn cá nhân của mình. Khi làm Tiktok, sản phẩm của học sinh rất phong phú, đa dạng về chất liệu cũng như hình thức thể hiện. Mỗi học sinh có sản phẩm tốt hơn so với học phương pháp truyền thống.

Tôi đồng thời cũng dạy học cho các em qua truyền hình. Tôi cho rằng, COVID-19 đem tới những khó khăn nhưng cũng đem tới những cơ hội. Chỉ cần người giáo viên có nỗ lực mong muốn đem tới những tiết dạy học tươi mới, hấp dẫn thì nhất định sẽ tìm ra cách. Có tâm huyết thì cũng có rất nhiều con đường để làm được điều mình muốn”, cô Dung chia sẻ.

Em Nguyễn Hà Linh, học sinh lớp 8C2 chia sẻ, việc sử dụng Tiktok vào môn học Mỹ thuật có ưu điểm mình sẽ tiếp xúc được với nhiều lối vẽ khác nhau, có thể tìm hiểu thông tin hay về Mỹ thuật mà thầy cô trên lớp không dạy, cũng như biết thêm nhiều họa sĩ trẻ mới, lối vẽ mới.

Về việc liệu có bị sa đà vào mạng xã hội khi học qua Tiktok, Lương Thị Hương Giang, học sinh lớp 7C1 cho biết, mới đầu chưa quen, khi hoàn thiện một sản phẩm mất khá nhiều thời gian, từ công đoạn lên ý tưởng sáng tạo, đến chọn nguyên vật liệu, rồi chuẩn bị sẵn thao tác từng bước, tiến hành quay và chỉnh sửa video... Bố mẹ cũng có lo lắng. “Và thú thực là con cũng có bị cuốn và các video trên xu hướng nhưng giờ con đã biết tự điều chỉnh lại. Và thấy đây là một cách học rất hiệu quả, hứng thú đối với con”, em Giang chia sẻ.

Em Nguyễn Minh Anh, lớp 8C1 cho biết, hằng ngày, học sinh đều sử dụng mạng xã hội để giải trí, khám phá và chia sẻ thông tin. Việc giáo viên đưa những kiến thức môn học dưới dạng video, mẹo làm sản phẩm hay mẹo làm bài... lên các kênh mạng xã hội, học sinh sẽ dễ dàng nhìn thấy và hấp dẫn với học sinh hơn. Việc học mỹ thuật qua Tiktok cũng giúp học sinh dễ dàng thu được kiến thức và cảm thấy hứng thú hơn với các giờ học, từ đó học sinh cũng có ý thức và tự giác làm bài tập nộp bài đầy đủ, đúng hạn hơn. “Con mong không chỉ môn mỹ thuật mà ở các môn học khác các thầy, cô cũng có thể cho HS được học tập nhiều hơn qua các kênh giới trẻ đang yêu thích”, Minh Anh chia sẻ.

Em Trần Ánh Tuyết Lớp 9C1 chia sẻ, với hình thức học đổi mới này, học sinh được khám phá rất nhiều cái mới, thú vị không chỉ từ giáo viên của mình mà còn từ rất nhiều người khác. Mới đầu dùng Tiktok em không biết cách sử dụng, chỉ vào xem những video của các anh chị, các bạn chia sẻ, nhưng sau khi được cô Dung hướng dẫn cách sử dụng và tạo ra một video từ Tiktok và cách xây dựng kênh thì em đã sử dụng tiktok như một công cụ để học tập, và thư giãn.

Bài viết liên quan
Chúc mừng ngày nhà giáo việt nam 20/11

Hình ảnh thay lời muốn nói

04/19/2024
Công ty CP Vietnam Blockchain hợp tác cùng Quỹ Phan Anh “Hỗ trợ theo dõi quá trình Quyên góp trên nền tảng Blockchain”

Với định hướng nâng cấp về cơ sở hạ tầng về công nghệ IT, không gian mạng và nhận biết được những lợi ích mà công nghệ Blockchain mang lại phù hợp với tiêu chí đề ra, Quỹ Phan Anh đã có cơ hội hợp tác cùng Công ty CP Vietnam Blockchain (VBC) nhằm hỗ trợ cộng đồng xã hội xây dựng và thực hiện những dự án gây quỹ trên diện rộng, góp phần thúc đẩy hiệu quả của việc tiếp cận đến các tổ chức, mạnh thường quân lớn và nâng cao giá trị uy tín của Quỹ Phan Anh đối với người tham gia nhằm hướng tới tiêu chí: Trung thực, chính xác và minh bạch.

CUỘC THI HÀNH TRÌNH CHẮP CÁNH

“Ta sống bằng thứ ta gom góp được, nhưng ta tạo ra cuộc đời bằng thứ ta cho đi”. Mỗi câu chuyện, mỗi hành động của bạn chính là thông điệp để xã hội ngày một tươi đẹp. Hãy cùng nhau chia sẻ câu chuyện của bản thân để lan tỏa niềm yêu thương đến với mọi người trên mọi miền tổ quốc. Vậy thì còn chần chờ gì nữa, hãy nhanh tay đăng ký cuộc thi thôi nào ✨CHỦ ĐỂ CỦA CUỘC THI: Một câu chuyện của bản thân về trải nghiệm, hành trình thiện nguyện, hoạt động ngoại khóa nhằm gửi gắm những thông điệp, những giá trị đến với người đọc.

Vĩnh biệt Cô giáo Đỗ Hồng Chỉnh đã dạy tôi nên Người !

Xin vĩnh biệt và kính mong cô thanh thản nơi vĩnh hằng ! Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28/9/2022 - Doãn Mạnh Dũng.

Quỹ Xã hội Phan Anh với sự giúp đỡ của chính quyền địa phương và Hội Khuyến học, Đoàn TNCS HCM của huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh trao 12 xuất học bổng của đợt 3&4 mỗi em 2 triệu/tháng (trao gộp 2 đợt x2 tháng = 4 triệu/em ), trong Dự án “HỖ TRỢ HỌC SINH NGHÈO VƯỢT KHÓ”

12 học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn, có thành tích học tập tốt trên địa bàn huyện được Quỹ xã hội Phan Anh tặng học bổng trị giá 2 triệu đồng/em (trao gộp 2 đợt x2 tháng = 4 triệu/em ). Đây là đợt trao thứ 3 & 4 của Dự án “HỖ TRỢ HỌC SINH NGHÈO VƯỢT KHÓ” trong tổng 12 đợt trao học bổng của năm học 2021-2022.

Kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm trường Thanh niên LĐXHCN Hòa Bình (1962 - 2022)

Nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm trường TNLĐXHCN Hòa Bình, sáng 14/8/2022 nhiều thế hệ thầy, trò trường Thanh niên đã trở về khu Di tích lịch sử văn hóa Bác Hồ về thăm Thanh niên