Tiến sỹ Nguyễn Sĩ Dũng
TS. Nguyễn Sĩ Dũng và góc nhìn về dấu ấn của Thủ tướng
Baoquocte.vn. 100 ngày nhậm chức của Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều điểm khác biệt với 100 ngày nhậm chức của thủ tướng các nước khác trên thế giới.
TS Nguyễn Sĩ Dũng nhận định, Thủ tướng Phạm Minh Chính là một người thực tiễn, nói ít, làm nhiều. Ông quan tâm đến các công việc nhiều hơn là các bài phát biểu.
 
Nếu Thủ tướng của các nước có thể tập trung 100% thời gian cho công việc điều hành ngay, thì Thủ tướng Phạm Minh Chính còn phải dành rất nhiều thời gian cho hoạt động bầu cử. Công việc đã bắt đầu, nhưng nhiệm kỳ vẫn chưa bắt đầu là một sự khác biệt rất dễ nhận thấy.
Thực ra, ông được Quốc hội bầu làm Thủ tướng vào ngày 5/4/2021, như vậy 100 ngày đầu tiên làm Thủ tướng của ông kết thúc vào ngày 14/7/2021. Nghĩa là, 100 trăm ngày đầu tiên làm Thủ tướng của ông đã kết thúc trước khi nhiệm kỳ chính thức bắt đầu.
Có lẽ, ít có thủ tướng nào phải đối mặt với nhiều thách thức và với sự dồn nén công việc trong 100 ngày đầu tiên như Thủ tướng Phạm Minh Chính. Vừa điều hành nền kinh tế-xã hội, vừa chỉ đạo cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, vừa tham gia chỉ đạo bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, ông đối mặt với một núi công việc.
Qua núi công việc ấy, dấu ấn điều hành của Thủ tướng mới cũng đã dần rõ nét. Dấu ấn đó là nhanh chóng xác lập các ưu tiên chiến lược và tập trung mọi nỗ lực để thúc đẩy các ưu tiên đã được đề ra. Chiến lược vaccine là một ví dụ cụ thể.
Vừa nhậm chức, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhận ra ngay tiêm chủng để đạt được miễn dịch cộng đồng mới là giải pháp cơ bản nhất để chiến thắng đại dịch Covid-19. Ông tập trung ngay mọi nỗ lực của mình cho công việc này.
Thành lập Quỹ Vaccine; tiếp xúc với rất nhiều lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế để vận động tài trợ vaccine; động viên, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia vận động để mua được càng nhiều vaccine cho đất nước càng tốt; đi thăm động viên, tìm cách tháo ngỡ khó khăn cho các tổ chức nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước… là hàng loạt những cố gắng không mệt mỏi của ông.
Có vẻ Thủ tướng Phạm Minh Chính là một người thực tiễn, nói ít, làm nhiều. Ông quan tâm đến các công việc nhiều hơn là các bài phát biểu.
"Qua một núi công việc, dấu ấn điều hành của Thủ tướng mới cũng đã dần rõ nét. Dấu ấn đó là nhanh chóng xác lập các ưu tiên chiến lược và tập trung mọi nỗ lực để thúc đẩy các ưu tiên đã được đề ra".
Thách thức đặt ra cho Thủ tướng Phạm Minh Chính là rất lớn. Trước hết, đó là sự bùng phát có vẻ ngoài dự kiến của đại dịch Covid-19 do biến thể Delta gây ra. Càng ngày phép cân đối giữa bảo vệ sức khỏe của nhân dân và thúc đẩy phát triển kinh tế càng trở nên khó khăn.
Ngoài ra, vượt qua dịch bệnh là một việc, bắt kịp với thế giới lại là một việc khác. Chúng ta có thể đã đi trước thế giới trong việc khống chế dịch bệnh, nhưng rủi ro về sau trong việc tạo ra miễn dịch cộng đồng là rất lớn. Về sau có nghĩa là trở lại với cuộc sống bình thường sau. Mà như vậy thì cơ hội phục hồi kinh tế chắc chắn sẽ khác hơn cho người về muộn.
Đại dịch cũng lấy đi rất nhiều nguồn lực của đất nước. Thiếu hụt các nguồn lực để thúc đẩy các ưu tiên chiến lược như xây dựng cơ sở hạ tầng, thúc đẩy cải cách thể chế và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao… chắc chắn là một thách thức rất lớn mà Thủ tướng phải đối mặt.
Tuy nhiên, xác lập các ưu tiên chiến lược đúng đắn, điều hành thiên về kỹ trị- nói ít, làm nhiều là một thế mạnh rất lớn của Thủ tướng Phạm Minh Chính. Chúng ta có cơ sở để tin rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng, với sự ủng hộ của Quốc hội, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chèo lái các công việc của đất nước vượt qua mọi thách thức và đạt được những thành tựu mới trên con đường dân tộc ta tiến tới phồn vinh, hạnh phúc.
 
Nguồn: https://baoquocte.vn/ts-nguyen-si-dung-va-goc-nhin-ve-dau-an-cua-thu-tuong-152218.html
 
Bài viết liên quan
NHÀ GIÁO ĐỖ HỒNG CHỈNH

Nhà giáo Đỗ Hồng Chỉnh - Phu nhân cố Luật sư Phan Anh. Bà còn là Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Xã hội Phan Anh đã qua đời ngày 28/9/2022 (ngày Giáp Thân, tháng Canh Tuất, năm Nhâm Dần) thọ 90 tuổi; được An táng tại nghĩa trang Bãi Cầu (Dục Tú, Đông Anh, Hà Nội).

TRƯỜNG THANH NIÊN LAO ĐỘNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA HÒA BÌNH MỘT THỜI ĐÁNG NHỚ - QUYỂN 1 TẬP 1

Ngày 1/4/1958 trường Lao động XHCN Hòa Bình khai giảng khóa học đầu tiên. Báo Nhân dân số ra ngày 27/6/1962 đăng bài phóng sự “Đến thăm trường học dũng cảm” chính thức phong tặng trường Thanh niên LĐXHCN Hòa Bình danh hiệu “trường học dũng cảm” ra thông tin đại chúng. Ngày 17/8/1962, vinh dự lớn cho nhà trường, Bác Hồ về thăm và nói chuyện với toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh trường Thanh niên LXHCN Hòa Bình.

Bà Đỗ Hồng Chỉnh - Phu nhân Luật sư Phan Anh: Cho vẹn trăm năm một chữ Đồng - Nguồn từ Báo Đại Đoàn Kết.

Luật sư Phan Anh - nguyên Phó Chủ tịch Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội, là một trí thức lớn, được Bác Hồ đặc biệt trọng đãi từ những ngày đầu thành lập nước, trong vai trò là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầu tiên của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tháng 3/2022, kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Luật sư, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với cụ bà Đỗ Hồng Chỉnh - phu nhân của Luật sư Phan Anh.

Đại diện gia đình Nhà giáo Đỗ Hồng Chỉnh trao lại Quỹ XH Phan Anh số tiền phúng viếng từ lễ tang theo di nguyện của Bà

Đại diện gia đình Nhà giáo Đỗ Hồng Chỉnh trao lại Quỹ XH Phan Anh số tiền phúng viếng từ lễ tang theo di nguyện của Bà

LỜI CẢM TẠ

Nhà giáo Đỗ Hồng Chỉnh - Phu nhân cố Luật sư Phan Anh - Chủ tịch Hội Đồng Quản lý Quỹ Xã hội Phan Anh, đã qua đời hồi 11h45 phút ngày 28/9/2022 (tức ngày Giáp Thân, tháng Canh Tuất, năm Nhâm Dần), thọ 90 tuổi. Được an táng tại nghĩa trang Bãi Cầu - Dục Tú (Đông Anh, Hà Nội).

Một số hình ảnh về Lễ tang Nhà giáo Đỗ Hồng Chỉnh - Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Xã hội Phan Anh

Một số hình ảnh về Lễ tang Nhà giáo Đỗ Hồng Chỉnh - Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ XH Phan Anh.