Cho đến nay, ngoài cuốn sách Giải phóng quân Huế (Nxb. Lao động, Hà Nội, 1994), các công trình nghiên cứu lịch sử, sách sự kiện lịch sử, báo chí chuyên ngành đều ít có thông tin về sự ra đời và hoạt động của Trường Thanh niên tiền tuyến Huế (1945). Trong tập 3 bộ sách Danh nhân lịch sử Việt Nam, (Nxb. Hà Nội, 1992), do nhiều lý do khác nhau mà các tác giả (Giáo sư Đinh Xuân Lâm, Giáo sư Đỗ Quang Hưng) cũng chưa thể đề cập tới công lao của luật sư Phan Anh và Giáo sư Tạ Quang Bửu đối với Trường Thanh niên tiền tuyến Huế (1945) trong trang giới thiệu tiểu sử hai nhân vật lịch sử này.
Sau năm 2000 đã xuất hiện một số bài viết của Tân Phong (Phan Tân Hội), Nguyễn Văn Vĩnh, Giáo sư Đinh Xuân Lâm, Tiên sỹ Nguyễn Văn Khoan... về ngôi trường này. Báo Tiền Phong chủ nhật số ra ngày 20-11-2005 đã đăng bài “Hai Bộ trưởng Quôc Phòng và 8 vi tướng từ một ngôi trường”. Trong sách Lịch sử Đảng bộ Bình Trị Thiên, Trung tướng Lê Tự Đồng, trước Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945 là ủy viên trong Ban lãnh đạo khởi nghĩa thành phố Huế kể: “Trong khi phong trào cách mạng ở Huế đang phát triển rầm rộ, thì thỉnh thoảng xuất hiện một sô" truyền đơn kêu gọi quần chúng tham gia phong trào cứu quôc. Bên dưới ký là “Việt Minh Thuận Hóa”. Phải tìm cho ra tổ chức này. Tôi (Lê Tự Đồng) được giao nhiệm vụ ấy, vì tôi là người phụ trách Huê. Qua chị Đào Thị Dinh, lúc đó là tổ trưởng Phụ nữ cứu quôc cho biết có một số anh em trong công chức, sinh viên cũng tự xưng là Việt Minh và họ nhận chỉ thị của Tổng bộ Việt Minh từ Hà Nội gửi vào. Sau khi xác nhận tổ chức này bao gồm những người tiến bộ yêu nước trong các công sở, trường học và cả trong Trường Thanh niên tiền tuyên, chúng tôi quyêt định cần phải gấp rút hợp nhất lại...”.
Trường Thanh niên tiền tuyến là một trường “xanh vỏ đỏ lòng”. Bên ngoài là một trường thuộc Bộ Thanh niên của Chính phủ Trần Trọng Kim nhưng bên trong là một trường đào tạo các chỉ huy quân sự để phục vụ Tổ quốc - được biến tướng một cách công khai là “bảo đảm cho học viên tự chọn con đường riêng của mình” (Giáo sư Tạ Quang Bửu nói với học viên Nguyễn Thế Lâm). Chính phủ Trần Trọng Kim không có Bộ Quốc phòng - mà nếu có thì trường thuộc Bộ này sẽ bị quân Nhật quản lý, điều động, và như vậy thì đi ngược với ý định sâu xa của những người chủ trương thành lập trường, đồng thời cũng trái với tâm nguyện của những học viên. Trường thuộc Bộ Thanh niên nêu cao mục tiêu “rèn luyện thanh niên phụng sự Tổ quốc”, ai hiểu Tổ quốc theo nghĩa nào và theo phía nào cũng được, nhưng rõ ràng là đối với những người đứng ra lập trường và những học viên của trường thì từ Tổ Quốc đây được hiểu theo cái nghĩa cao quý, thiêng liêng nhất. Thực chất là hai ông Phan Anh - luật sư yêu nước - trước tháng 8-1.945 đã từng cãi giảm án cho nhiều đảng viên cộng sản và Tạ Quang Bửu - lãnh tụ Hướng đạo sinh - tổ chức ra trường này là để tập hợp thanh niên, giữ họ không đi theo Nhật, giáo dục họ theo tinh thần “phụng sự Tố quôc”, chuẩn bị một lực lượng thanh niên, sinh viên có tri thức quân sự, sẵn sàng ứng phó với thời cuộc, đón bắt thời cơ. Một tổ chức công khai mà mục đích bí mật, khiến nhà cầm quyền Nhật - dù có đánh hơi thấy - cũng không thể can thiệp. Tuy nhiên, ý định tốt đẹpnày của hai nhà trí thức ấy vẫn không phải không có người băn khoăn, thậm chí nghi ngờ về “chiến thuật” của hai ông. Năm 1989, một năm trước khi mất, luât Sư Phan Anh đã nói với nhà sử hoc Na Uy Stein Tonnesson rằng: “Khi chúng tôi lập Bộ Thanh niên, chúng tôi đã hiểu được sức mạnh và hoài bão sâu sắc của thanh niên Việt Nam”, "... công việc đầu tiên của Bộ về mặt tổ chức là thành lập Trường Thanh niên tiền tuyến, gấp rút trang bị kiến thức cho học viên...”.
Nghệ thuật “che giấu” tài tình của Bộ trưởng Phan Anh là giao cho Chỉ huy trưởng bảo an binh Trung Kỳ (ông Phan Tử Lăng) thuộc Chính phủ Trần Trọng Kim, có nghĩa là thuộc Nhật, làm hiệu trưởng nhà trường, như vậy không ai có thể công khai nói rằng đó là trường của Việt Minh, của cộng sản được. Nhưng điều mà Chính phủ Trần Trọng Kim và chính quyền Nhật không biết được là viên chỉ huy trường này, dù là thủ khoa, khóa sĩ quan chi huy cua Pháp, cùng khóa với Dương Văn Minh (sau này là Đại tướng, rồi Tổng thống ngụy Sài Gòn) là một người Việt Nam yêu nước đã đứng về phía nhân dân, sau năm 1945 do nhiệt tình cộng tác và những đóng góp của ông cho cách mạng đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Quân chính.
Khi nhân dân Huế tổng khởi nghĩa, lực lượng bảo an binh này đã “nằm” trong tay lực lượng yêu nước, cách mạng, cùng với sự xuất hiện của “đội quân” Thanh niên tiền tuyến, cho dù Nhật có ý định chống đối cũng khó mà thực hiện được. Trong lịch sử quân đội ta, ít có ngôi trường nào mang những đặc điểm kỳ lạ như Trường Thanh niên tiền tuyến Huế...
Năm tháng đã trôi qua, “dù trí nhớ bội bạc của con người còn mọc nhanh hơn cỏ lau” (Hoàng Phủ Ngọc Tường), nhưng tin chắc rằng sự kiện ra đời, hoạt động và đóng góp của những người sáng lập, điều hành, của những học viên Trường Thanh niên tiền tuyến Huế sẽ xứng đáng được ghi công trong sử sách, sẽ được Tổ quốc Việt Nam mãi mãi ghi nhớ.
Của LS. Phan Anh (trích "Phan Anh một niềm tự hào của tri thức Việt Nam" của NXBCTQG ST - 2014. Trang 318)