Theo con đường yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Thời thế tạo anh hùng - Anh hùng tạo thời thế
(trích "Phan Anh một niềm tự hào của tri thức Việt Nam" của NXBCTQG ST - 2014. Trang 329)

Phóng viên: Dịp này tỉnh Nghệ Tĩnh tổ chức Hội thảo về Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp chuẩn bị kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác Hồ, đồng chí có suy nghĩ gì về vn đề này ?

LS. Phan Anh: Đây là một sự kiện quan trọng không những đi với nhân dân Nghệ Tĩnh ta, mà còn quan trọng đi với cả dân tộc ta và hơn nữa cả với thời đại ta được đánh dấu bằng một phong trào giải phóng dân tộc sâu rộng trên toàn thế giới đã góp phần vào sự đi mới cuộc sông của cả nhân loại.

Phóng viên: Chủ đề Hội thảo “Bác Hồ với quê hương Nghệ Tĩnh - Nghệ Tĩnh với Bác Hồ”, theo ý đồng chí gợi ra những vấn đề gì?

LS. Phan Anh: Tôi thấy đầu đề có một ý nghĩa vừa rộng vừa sâu. Rộng là vì nó không chỉ đóng khung trong phạm vi Nghệ Tĩnh mà còn bao trùm phạm vi toàn quốc, toàn cầu. Sâu là vì nó đặt ra hai vấn đề ln mà lịch sử Việt Nam đã giải quyết và đang tiếp tục giải quyết, đó là vấn đề truyền thống dân tộc và vấn đề ánh sáng của thời đại. Theo thiển ý tôi thì Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân của sự kết hợp đó. Ta có câu “Thời thế tạo anh hùng - Anh hùng tạo thời thế”. Vận dụng câu đó vào Bác Hồ thì có thể nói rằng: Dân tộc Việt Nam và thời đại mới đã tạo ra Bác và Bác phát huy truyền thông của dân tộc và ánh sáng của thời đại đó đế tiến hành cách mạng Việt Nam và góp phần đẩy mạnh cách mạng thế giới. Đây là kết quả cụ thể của quy luật duy vật biện chứng và quy luật duy vật lịch sử.

Phóng viên: về truyền thống dân tộc, đồng chí đã được nhiều năm gần gũi Bác, đồng chí có thể kể lại vài ví dụ cụ thể nói lên bản chất tinh hoa của dân tộc mà Bác đã thể hiện trong cuộc sống hàng ngày.

LS. Phan Anh: Trong hành động cách mạng thì cán bộ ta, nhân dân ta đều đã thấm thía đường lối của Bác tóm tắt trong câu nói khi Bác kêu gọi toàn dân đứng dậy chống thực dân: Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Đó là truyền thống của mấy nghìn năm lịch sử chống ngoại xâm được thể hiện cụ thể trong tỉnh Nghệ Tĩnh ta với phong trào cần Vương của Phan Đình Phùng, phong trào Đông Du của Phan Bội Châu, phong trào Văn Thân... Tư tưởng bất khuất và ý chí độc lập, tự do hun đúc ở đất Hồng Lam được phong trào yêu nước của toàn dân ta từ Bắc chí Nam hòa nhịp đã tạo ra người giáo viên yêu nước Nguyễn Tất Thành, người chiên sĩ cách mạng Nguyễn Ái Quốc đi tìm ánh sáng của thời đại để cứu dân, cứu nước. Đó là đường li chung của Bác trong thời k trước Cách mạng Tháng Tám. Hoạt động của Bác khi đã thành lp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lại càng đậm bản săc dân tộc. Trong những việc khó khăn như giải quyêt tình hình quan hệ với quân Tưởng, quân Pháp những ngày đầu của cách mạng, Bác kiên trì bảo vệ độc lập dân tộc, lấy đó làm cái vũ khí, cái cẩm nang “Dĩ bất biến, ứng vạn biên”. Bảo vệ cái bất biến đó vững như sắt đá, nhưng Bác vận dụng mọi biện pháp lại uyển chuyển và linh hoạt. Tôi còn ghi một cách sâu sắc hai sự việc: Một là, đi với quân Tưởng, Bác mềm mại để đẩy nó đi, khi tôi cùng đi với Bác lên Phủ toàn quyền lúc bấy giờ là nơi Lư Hán đóng để tiễn chân quân Tàu về nước. Cái hành động nghi lễ đó là nối lại truyền thống của quân dân ta. Đã thắng địch, nhưng cấp lương thực và xe ngựa, trải thảm đỏ cho địch rút. Hai là, trong thời gian đó là việc Bác quyết tâm đi Pháp dự Hội nghị Fontainebleau. Cuộc hành trình này gặp rất nhiều trắc trở. Trước hôm đi, trưởng đoàn dự định của ta là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Tường Tam viết một mảnh giấy báo tín cho Bác là ông ta không đi nữa. Hành động đó nhằm phá quan hệ giữa ta và Pháp. Bác đưa tôi xem những dòng chữ hất ngờ và trầm ngâm, Người nói: “Ta cứ đi”. Bác hành động như vậy là vì Bác tin vào chính nghĩa, vào nhân dân ta: Yêu tự do, độc lập thà chết chứ không chịu làm nô lệ với bất cứ kẻ nào. Cũng có người lúc đó cho rằng: Cuộc hành trình của Bác sang Pháp là mạo hiểm, nhưng lịch sử đã chứng minh phương châm “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” của Bác, lấy chính nghĩa độc lập dân tộc của Việt Nam thuyết phục nhân dân Pháp và thế giới vào tận hang hổ để bắt hổ là một biện pp có hiệu quả lớn đối với cả quá trình chng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ sau này.

Về tác phong sinh hoạt thì tôi thấm nhuần sâu sắc bản chất dân tộc của con người Nghệ Tĩnh, ở con người Việt Nam đó đã trải qua cuộc sng bn bể, năm châu nhưng không mất gốc. Gốc ở Bác mà tôi đã được cảm thông một cách rất tự nhiên thể hiện thường xuyên khi được sng gần Bác, đó là tính cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, thực sự cầu thị. Đó cũng là bản chất của người đất Nghệ Tĩnh, của người Việt Nam nói chung: Đó là tình thương yêu đồng bào, đồng cam cộng khổ, lá lành đùm lá rách, thể hiện trong câu nói của Bác, trong cảnh gian khổ kháng chiến của nhân dân ta “không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng; Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên”. Câu này là một câu trong sách Nho.

Phóng viên: Theo đồng chí, thái độ của Bác đổi với Nho giáo như thế nào?

LS. Phan Anh: Bác hấp thụ tinh hoa của Đông - Tây kim cổ. Những tinh hoa đó nằm trong nhiều thời đại, nhiều con người. Tôi nghĩ: Đó là những vốn chung của loài người, không nên có thái độ thiển cận mà bỏ qua những vốn quý. Trong Nho giáo không chỉ có Khổng giáo, mà còn có tinh hoa của dân tộc Việt Nam, đã biến những giá trị phổ biến của phương Đông thành vốn quý của dân tộc mình. Những vốn tinh hoa của dân tộc mình nằm trong luồng tư tưởng văn hóa như Nho giáo, Phật giáo... Nhân loại có nhiều cái gốc của mọi đạo giáo là đạo làm người.

Xut phát từ cái gc đó mà tôi hiểu tư tưởng của Bác Hồ, lấy chữ Nhân làm gốc, lấy chữ Trung, chữ mà ông cha ta truyền lại để phát huy những tư tưởng mới “trung với nước, hiếu với dân”, lấy những câu trong sách cũ để diễn đạt những nội dung mới, như “không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng, không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên”, chữ Hán nôm trong sách Nho là “Bất hoạn quả nhi hoạn bất quân, bất hoạn bần nhi hoạn bất yên”. Cho nên “Quân bất bần, hòa bất quả, yên bất khuynh”. Nghĩa là: Không lo ít mà lo không công bằng, không lo nghèo mà lo không yên. Cho nên: Công bằng thì không nghèo, hòa hợp với nhau thì không bi cô lập, yên thì không có lật đ; hoạc như cau Ch thi hành với mọi người cái bản thân mình không muốn” (Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân) mà Bác đã vận dụng trong bài diễn văn trước Thủ tướng Pháp năm 1946 ở Paris (dịp Hội nghị Fontainebleau) để lên án người Pháp muốn chiếm lại Đông Dương mà chính những người Pháp đó lại vừa thoát họa Đức chiếm đóng. Kể chuyện Hán nôm, ý người ta thường nêu hình ảnh thầy đồ Nghệ. Bác có một thời gian làm nghề dạy học, như vậy Bác cũng là một thầy đô Nghệ. Gia đình, xóm làng Nghệ Tĩnh đã sinh ra nhiều thầy đồ Nghệ. Tôi rất vui khi nghe người ta bình luận về đặc tính của thầy đồ Nghệ. ĐNghệ đây là con người có gốc nông dân, nhưng được một nền văn hóa cổ truyền đưa lên một đinh cao văn hóa, đỉnh cao của tinh thần tự hào dân tộc. Cái đỉnh cao đó về văn hóa không phải đo bằng chữ nghĩa, văn bằng, mà bằng lối sống, bằng nếp nghĩ và cách làm có kỷ luật, có đạo lý, có kỷ cương trong gia đình, trong xóm làng, và cả đối với toàn xã hội, từ anh học trò đến anh cày ruộng, từ người thanh niên hoạt động xã hội đến người phụ nữ tần tảo đảm đang công việc gia đình. Tôi còn nh những người như mẹ, như chị tôi không được đi học, nhưng lại có nhận thức và cách cư xử, cách làm ăn, thậm chí cả trong cách nghỉ ngơi với lời ca, giọng hát, nói chung là cách đốỉ nhân xử thế rất chu chí và hòa hợp với lòng người. Trình độ văn hóa đó được rèn luyện không phải trong sách vở, mà qua cuộc sông có truyền thng của cha ông từ đời này sang đời khác.

Phóng viên: Đồng chí vừa nhắc đến gốc nông dân trong Bác, đề nghị đồng chí cho vài ví dụ về thái độ của Bác đối với nông dân.

LS. Phan Anh: Tôi còn nhớ một hôm đi công tác với Bác ở một làng miền núi, trời nóng bức quá, đi được một quãng rừng thì gặp cái ao nước rất trong. Hai Bác cháu rủ nhau xuông tắm, vừa khỏa chân xuống nước, tôi kêu lên: “Nhiều đỉa quá!”. Bác cười nói: “Chú sinh ra ở nông thôn mà sợ đỉa à?” Sau đó hai Bác cháu lội xuống ao bình tĩnh tắm thoải mái. Lên bờ ngồi dưới bóng cây, Bác nói lại câu chuyện đỉa. Bác nhắc lại hình tượng “đỉa”, chuyện đỉa với cuộc kháng chiến của ta chông thực dân đế quốc. Bọn thực dân đế quc cũng là một loại đỉa nguy hiểm hơn, đỉa này nó có hai vòi, một vòi hút máu nhân dân ta và một vòi hút máu nhân dân lao động ở ngay nước họ, vòi hút máu nhân dân thuộc địa như nhân dân ta chủ yếu nhằm vào tầng lớp nông dân. Cho nên phải dựa vào sự đu tranh của nông dân và phải kết hợp được cuộc đấu tranh của lực lượng tiến bộ ở Pháp chng chế độ thực dân mi giành được thắng lợi.

Không nhng Bác tin vào nông dân về quyết tâm chng thực dân mà Bác còn tin vào nông dân cả về các mặt suy nghĩ và hành động thiết thực. Một hôm, sau cuộc họp bàn về kinh nghiệm đấu tranh của nhân dân Liên Xô, đặc biệt trong cuộc chiên tranh chng phát xít, tôi tranh thủ đề nghị Bác nói vê Học thuyêt Mác - Lênin. Bác cười và trả lời: Học thuyết mà chú mun học không cần đi tìm đâu xa, chú có thể học ngay ở ông cụ chủ nhà nơi chú trú ngụ. Ồng ấy là một lão nông yêu nước đã có công với cách mạng và nay những người như ông ấy là cơ sở kháng chiến của ta.

Về đường li kháng chiến, Bác luôn luôn nhắc cán bộ tầm quan trọng của lực lượng nông dân, trong mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự. Bác luôn luôn nhắc cán bộ làm kinh tế lúc đó như Bác đã nhắc tôi phải chú ý đến nhu cầu của nông dân, khai thác những luồng lâm, thổ sản đổi lấy những nhu yếu phẩm cho nông dân bằng công tác xuất, nhập khẩu. Tôi nhớ một hôm bàn về nhu cầu vải, có anh em chủ trương không nhập khẩu vải đen, vì khó khăn thị trường mua Bác đã cho ý kiến: “Các chú phải nhớ rằng: Vải đen là một nhu yếu phẩm của các bà, các chị nông dân”. Chúng tôi có thêm một bài học về quan điểm quần chúng của Bác. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, một yếu tố có tác dụng quyết định là công tác hậu cần, tiếp tế lương thực vấn đề thu thuế nông nghiệp đã giải quyết khó khăn đó. Nhưng Bác luôn luôn nhắc nhở cán bộ kinh tế phải làm công tác chính trị đến nơi đến chốn, khai thác, cổ vũ tinh thần yêu nước của nông dân, mà không máy móc thi hành biện pháp hành chính. Tôi nghĩ, cũng trên dòng tư tưng đó mà trong Di chúc của Bác có ghi dặn chú ý min giảm thuế nông nghiệp cho nông dân. về lĩnh vực văn hóa chính trị, chúng ta ai mà không thy phong trào xóa nạn mù chữ đã đem lại niềm vui nô nức cho bà con trong xóm làng như thế nào.

Phóng viên: Đối với các tầng lớp nn dân khác, đặc biệt đối với giới trí thức, đồng chí có những kỷ niệm gì đặc biệt?

LS. Phan Anh: Tôi được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh đầu tiên ở Hà Nội. Trong cuộc gặp đó, tôi nhớ lời Bác nói: Tin vào trí thức và động viên khuyến khích trí thức tham gia cách mạng bằng mọi cách có thể được. Bác giao cho tôi làm Chủ tịch và đồng chí Bùi Công Trừng, một con người cộng sản có tiếng tăm làm Tổng thư ký Hội đồng Kiến thiết quốc gia. Tổ chức này nhằm mục đích chính trị thực hiện đường lối đoàn kết của Bác Hồ, một đường lối đã mang lại thành công trong cả quá trình cách mạng chống ngoại xâm. Đến ngày Toàn quốc kháng chiến, mọi người trong tổ chức này, không ai bảo ai, đều tìm đường lên Chiến khu Việt Bắc và từ đó trở thành nòng cốt của Bộ Kinh tế trong Chính phủ kháng chiến. Trong Chính ph mà Bác làm Chủ tịch, s trí thức chiếm một tỷ lệ khá cao, có những trí thức đã theo cách mạng ngay từ buổi đu (trước khi Cách mạng Tháng Tám thành công) như các anh Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp... có những trí thức theo cách mạng (sau Cách mạng Tháng Tám) như các anh Tạ Quang Bửu, Trần Duy Hưng, Nguyễn Văn Huyên, Trần Đăng Khoa, Vũ Đình Hòe, Hoàng Minh Giám, Nghiêm Xuân Yêm, Hoàng Tích Trí, Vũ Đình Tụng... Đồng thời, Bác đặc biệt chú ý cổ vũ giới khoa học, kỹ thuật. Ví dụ: Kỳ họp Chính phủ nhân dịp Quốc khánh năm 1953, Bác đã đích thân trao Huân chương kháng chiến cho bác sĩ Tôn Thất Tùng, bác sĩ Trần Hữu Tước, kỹ sư Trần Đại Nghĩa là những ví dụ về sự quan tam trực tiếp của Bác, từ khi các anh theo Bác về trong dịp Hội nghị Fontainebleau.

Riêng đôi với cá nhân tôi, thì cũng có rất nhiều kỷ niệm. Đc bit là bui đầu kháng chiến, Bác đã cổ vũ tôi bng nhiu bài thơ vào những lúc tưởng như rất khó khăn đi với tôi như ngày đầu vào chiến khu và lúc địch tn công lên Việt Bắc. Những bài thơ ấy tôi đã có nhiều dịp nhắc tới.

Tm lòng của Bác đi với tôi, đi với mỗi cán bộ, đối với mọi tầng lớp nhân dân là tấm lòng vì con người, tin vào con người và cái tốt của con người và luôn luôn tìm mọi cách phát huy cái tốt đó để thực hiện những mục đích cụ thể trong từng giai đoạn lịch sử như chiến tranh giải phóng đất nước.

Chính tấm lòng đó, niềm tin vào con người yêu nước, vào dân tộc Việt Nam bt khuất trước mọi k ngoại xâm mà Bác đã xây dựng và vun đắp khi đại đoàn kết dân tộc, thành lập Mặt trận đoàn kết dân tộc ngay sau khi thành lập Đảng ngày 18-11-1930. Năm nay ta kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác, cũng kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Đảng và Mặt trận Dân tộc thống nhất. Một vốn quý mà Bác để lại cho chúng ta cần đề cao trong dịp kỷ niệm này, đó là tinh th đoàn kết dân tộc.

Phóng viên: Người ta thường vui thích kể rằng: Bác hay yêu cầu đồng chí góp vui sau mỗi cuộc họp, góp phần phát huy niềm phấn khởi đã được nảy nở trong các cuộc họp, bằng cách “lẩy Kiều”, đề nghị đồng chí cho vài ý kiến về vấn đề này.

LS. Phan Anh: Bác thích lẩy Kiều và dân ca cũng như nhiều người dân Nghệ Tĩnh thích Kiều ly, có lẽ vì văn Kiu là một lối văn đáp ứng tình cảm của con người trong mọi ngóc ngách của cuộc sng, riêng cũng như chung. Nó vừa có tính chất dân gian, vừa có tầm vóc nghệ thuật diễn tả tâm lý và cả triết lý. Nhân dân Nghệ Tĩnh nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung lấy những câu Kiều hoặc những cáu ca dao để thể hiện tâm sự của mình. Đặc biệt những người sống ở nước ngoài nhớ dân, nhớ nước, nhớ quê hương thường lấy những vần thơ Kiều để ngâm ngợi cho khuây nỗi nhớ mà tôi đã có thời sống trong tâm tư đó. Bác đã sử dụng lối văn “lẩy Kiều” để tăng thêm thú vui vào những lúc nghỉ ngơi. Sống gần Bác, tôi đã được Bác nhiều lần khuyến khích dùng thơ Kiều và ca dao để góp vui trong các cuộc họp, vi dụ ngày lễ sinh nhật Bác đầu tiên ở Hà Nội, ngày 19-5-1946. ở Bắc Bộ phủ, tôi đã lẩy Kiều tặng Bác:

Từ phen đá biết tuổi vàng

Môi dây mỗi buộc ai giằng cho ra

Sao cho muôn dặm một nhà

Tương tri nhường ấy mới là tương tri.

Mấy câu này không chỉ nói lên tâm tư riêng tôi mà ca nhưng ngươi dự cuộc họp và có thề cũng là của toàn dân Nam - Băc. Cái lo lắng lúc đó là vấn đề thống nhất Nam - Bac đương b bọn thực dân hung hăng đe dọa...

Vào một dịp khác, năm 1953, khi hội nghị hành chính bàn về thuế nông nghiệp kết thúc, Bác yều cầu các đại biểu ngâm thơ. Tôi đã “lẩy ca dao” với hai câu kêt là:

Diệt thù giải phóng que ta

Ấy là nghĩa nặng, ấy là tình sâu.

Bác đứng dậy, đọc tiếp luôn:

Đành lòng chờ đợi ít lâu

Chầy ra, là một năm sau vội gì.

Rồi Bác lấy cái áo đang vắt ở lưng ghê và ra về, đọc tiếp:

“Nói rồi, xách áo ra đi”.

Câu lẩy Kiều đó của Bác như một lời tiên đoán, vì đúng một năm sau, năm 1954 thì có chiến thắng Điện Biên Phủ giải phóng nửa đất nước. Tất nhiên, theo Bác là những tràng pháo tay, những tiếng reo cười càng rộ lên tiễn Bác ra về.

Phóng viên: Đồng chí đã nói Bác là hiện thân của tinh hoa dân tộc đồng thời của văn minh thời đại. Đồng chí có thể nêu một vài sự việc cụ thể về tính thời đại của Bác không?

LS. Phan Anh: Tính thời đại ở Bác được tôi luyện biết bao năm ở hải ngoại, trên khắp năm châu, đặc biệt ở Pháp, Liên Xô, ở Trung Quốc và ngay ở nhiều nước trong Đông Nam Á đã thể hiện trong suốt quá trình Bác chuẩn bị thành lập Đảng, lãnh đạo Đảng hoạt động đi vào lòng dân tộc, đưa cách mạng đến thành công. Tôi nghĩ rằng: Đây là kết quả của cả một cuộc đời thanh niên của người thanh niên Nguyễn Ái Quốc đã xuất phát từ lòng yêu nước đi tìm con đường giải phóng và đã thấy được con đường đó ở chủ nghĩa Mác - Lê nin, nguồn ánh sáng của thời đại mới. Chủ nghĩa Mác - Lê nin để lại cho ta một vũ khí sắc bén để đấu tranh, chứ không phải một bộ kinh đin đ sao chép mt cách giáo điều. Cho nên, tính dân tộc đã được Ch tch H Chí Minh phát triển dưới ánh sáng của thời đại mới đ thực hiện sự nghiệp giải phóng dân tộc. Yêu nước với yêu chur nghĩa xã hội không thể tách rời nhau, giải phóng dân tộc là cơ sở của sự nghiệp giải phóng con người. Đi từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân mà chúng ta đã thành công đến chủ nghĩa xã hội, con đường đi còn phải tìm tòi. Nhưng, cái cẩm nang mầu nhiệm đã đưa Bác đến thành công, tôi thiết nghĩ đó là lấy đường lối cách mạng độc lập, tự do, hạnh phúc làm mục đích, và lấy phương pháp khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương tiện để thực hiện. Đó là cái “bất biến” để ứng với “vạn biến”.

Phóng viên: Trong cuộc đổi mới của chúng ta hiện nay, đồng chí có ý kiền gì về phương hướng vận dụng đường lối của Bác?

LS. Phan Anh: Câu hỏi của đồng chí rất thú vị. Câu hỏi đó cn phi đt ra trong mọi lĩnh vưc đổi mới của chúng ta. Xác định mục đích, biện pháp là đi từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Về mục đích như tôi đã nói ở trên không ngoài ba nguyện vọng độc lập, tự do, hạnh phúc mà Bác đã đặt làm tiêu đề cho chế độ của chúng ta. Độc lập dân tộc đã thành công là cơ sở để xây dựng tự do, hạnh phúc. Độc lập cần được củng cố để giữ chủ quyền của nhân dân ta, đồng thời có khả năng đóng góp vào cách mạng thế giới) nhằm thực hiện một nên hòa bình vững chắc. Quyền tự do dân chủ của nhân dân là một vấn đề cấp thiết phải xây dựng. Nó là một trụ cột của độc lập dân tộc. Có tự do dân chủ mới giải phóng được con người, xây dựng xã hội công bằng, đạt được tiến bộ xã hội, tạo hạnh phúc cho toàn dân.

Về bước đi, phải luôn luôn bám sát thực tế khách quan, không nôn nóng, không bảo thủ trì trệ, vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.

Nói tóm lại, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI đã xác đinh tư tưởng và đường li đi mới Ly dân làm gc , tôn trọng quy luật khách quan và gắn dân tộc với thời đại.

Phóng viên: Đ thực hiện đường lối đó một cách cụ thể vấn đề gì cần được đặt vào hàng ưu tiên?

LS. Phan Anh: Tôi nghĩ, Nghị quyết VI đã có nêu vấn đề này đó là vấn đề tổ chức và cán bộ. Nhân đây tôi muốn nói cụ thể hơn về suy nghĩ của tôi trong vấn đề này.

Về cán bộ thì chúng ta còn nhớ câu nói của Bác Hồ: Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải có con người xã hội chủ nghĩa. Chúng ta trong mười mấy năm qua sau khi nước nhà thống nhất chưa làm được gì nhiều trong vấn đề xây dựng con người. Còn trong thời kỳ kháng chiến phải khẳng định rằng: Chúng ta đã xây dựng được con người yêu nước và có thể nói toàn dân ta đã hấp thu được chủ nghĩa yêu nước. Do đó có những anh bộ đội Cụ Hồ, những cháu ngoan Bác Hồ và đã từng có câu “ Ra ngõ là gặp anh hùng ”, còn ngày nay vấn đề xây dựng con người xã hội chủ nghĩa rõ ràng cần phải đặt ra để giải quyết hiện tại mai sau.

Xây dựng con người cần song song thực hiện hai biện pháp: Biện pháp giáo dục và biện pháp tổ chức; giáo dục là tự giác và tổ chức là bắt buộc, về giáo dục không gì hơn giáo dục đường lối và rất coi trọng pháp luật. Coi pháp luật là một sức mạnh cần thiết để xây dựng cuộc sống xã hội giữa cá nhân này với cá nhân nọ, tổ chức này với tổ chức khác, giữa các nước với nhau. Khi các cường quôc ký kết Hiệp ước Versailles chấm dứt cuộc Chiến tranh thế giới thứ nht, Bác đã kiến nghị những điều khoản trả lại tự do cho các dân tộc thuộc địa và Bác đã làm một bài thơ để phổ biến yêu cầu đó. Trong bài thơ có câu: “Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”.

Một quyên sách nổi tiếng mà Bác đã viết hồi đó để chống chủ nghĩa thực dân được đặt tên là “Bản án” đó là Bn án chế độ thực dân Pháp. Trong đó yêu cầu về pháp luật được đặt rất cao.

Đối với sự nghiệp xây dựng nền dân chủ mới, Bác cũng đã sử dụng kịp thời biện pháp pháp lý: Tổ chức Tổng tuyển cử bầu cử ra Quốc hội đầu tiên của dân tộc ta, lập ra Chính Phủ và thảo ngay ra Hiến pháp năm 1946. Trong thời kỳ chiến tranh, hoạt động chủ yếu của Chính phủ, của nhân dân là nhằm vào kháng chiến, nhưng công tác pháp luật rất được chú ý và nhiều văn kin pháp luật đó có tính chất pháp lý rất rộng rãi và rất phù hợp với tình hình kháng chiến và sắc lệnh tuyên bố giữ nguyên những luật cũ nếu chưa có luật mới để thay vào.

Chế độ pháp luật là chế độ có hiệu nghiệm trong việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Muốn có dân chủ phải có lãnh đạo. Mun lãnh đạo đúng phải phát huy dân chủ. Pháp luật bảo đảm quyền dân chủ của toàn dân, tránh độc quyền và độc đoán. Pháp luật bảo đảm cho mọi người được bình đẳng: Người dân hay người có chức hay có quyền đều phải tuân theo pháp luật, bình đẳng với nhau trước pháp luật. Cho nên, muốn có dân chủ phải có pháp luật. Mặt khác, muốn có tập trung một cách có hiệu quả cũng cần phải có pháp luật, định rõ quyền hạn và nghĩa vụ từ trên xung dưới của các cấp, các ngành để cho guồng máy xã hội hoạt động môt cách hài hòa.

Nguyên tắc trọng pháp luật ở trong câu thơ của Bác “Trăm điều phải có thần linh pháp quyền” hiện nay đang được vận dụng trong cuộc đấu tranh đổi mới ở các nước li càng cần được vận dụng ở nước ta để bảo đảm tập trung dân chủ.

Trong dân chủ, Bác luôn luôn chng tệ quan liêu. Việc kiểm tra ở các cp, các ngành được tiến hành có hiệu quả, nhưng Bác vẫn rt lo lắng và nhắc nhở cán bộ tác hại to lớn của bệnh quan liêu. Bác nói quan liêu đẻ ra lãng phí và tham ô. Cho nên phải chống quan liêu ngay từ những cấp cao nhất. Trong cuộc họp Hội đồng Chính phủ nhân ngày Quốc khánh năm 1953, Bác đã tặng mỗi thành viên Hội đồng Chính phủ một chiếc bút máy có khắc dòng chữ "Chng quan liêu, 2-9-1953”. Hiện nay trong công cuộc đổi mới của ta, chng quan liêu, phát huy dân chủ thì càng nhớ gương Bác Hồ, noi gương Bác...

LS. Phan Anh

Bài viết liên quan
07/20/2020
BÁC HỒ CỦA CHÚNG TA LÀ THẾ ĐÓ

Xin giới thiệu, bài viết dưới đây của ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban TW MTTQVN về cảm tưởng của Phan Anh lần đầu tiên gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh.

06/08/2020
Đi theo con đường của Bác Hồ

(trích "Phan Anh một niềm tự hào của tri thức Việt Nam" của NXBCTQG ST - 2014. Trang 344)

06/08/2020
Hồ Chí Minh và con đường của những người tri thức

(trích "Phan Anh một niềm tự hào của tri thức Việt Nam" của NXBCTQG ST - 2014. Trang 312)

01/17/2020
Trường Thanh niên tiền tuyến Huế và hai trí thức nổi tiếng đồng sáng lập

Lịch sử cách mạng Việt Nam đã ghi nhận trường Thanh niên Tiền tuyến Huế như một “hiện tượng lịch sử” độc đáo. Đó là sản phẩm của lòng yêu nước Việt Nam được ánh sáng cách mạng dẫn đường và được tổ chức một cách khéo léo. Trường Thanh niên Tiền tuyến Huế gắn liền với tên tuổi hai nhà trí thức lớn, hai người đồng sáng lập nhà trường: Luật sư Phan Anh và Giáo sư Tạ Quang Bửu.

01/17/2020
Luật sư Phan Anh – một Đại biểu Quốc hội tận tụy - Lawyer Phan Anh - a dedicated parliamentarian

Phan Anh, một luật sư nổi tiếng của Hội Luật gia Việt Nam và là Phó Chủ tịch Quốc hội Khóa VII, đã góp phần rất lớn vào việc xây dựng Quốc hội Việt Nam và là một đại diện thực sự của nhân dân.