Tin tức
Quy định mới về phân công công việc giữa Bộ trưởng và các Thứ trưởng Bộ TT&TT
Bộ TT&TT vừa ban hành Quyết định mới về phân công công việc giữa Bộ trưởng và các Thứ trưởng Phan Tâm, Phạm Anh Tuấn, Phạm Đức Long, Nguyễn Huy Dũng.
Quyết định 1896 về phân công công việc giữa Bộ trưởng và các Thứ trưởng Bộ TT&TT đã được Bộ ban hành ngày 30/11.
Một nội dung quan trọng trong Quyết định này là quy định về phân công công việc cụ thể giữa Bộ trưởng và các Thứ trưởng.
Theo đó, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng lãnh đạo, quản lý toàn diện mọi hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ TT&TT; trực tiếp chỉ đạo, điều hành công tác tổ chức, cán bộ; bảo vệ chính trị nội bộ và các công tác khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao. Vụ Tổ chức cán bộ là cơ quan do Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo.
 
Quyết định 1896 về việc phân công công việc giữa Bộ trưởng và các Thứ trưởng Bộ TT&TT có hiệu lực từ ngày 30/11.
Thứ trưởng Phan Tâm có trách nhiệm giúp Bộ trưởng phụ trách các công tác: Hợp tác quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế; Thi đua - khen thưởng và lịch sử - truyền thống; Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực; KH&CN; Sở hữu trí tuệ; Tiêu chuẩn, chất lượng thuộc lĩnh vực TT&TT.
Các đơn vị do Thứ trưởng Phan Tâm trực tiếp theo dõi, chỉ đạo gồm có Vụ KH&CN; Vụ Hợp tác Quốc tế; Vụ Thi đua - Khen thưởng; Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông; Trường Cao đẳng công nghiệp In; Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý TT&TT; Tạp chí TT&TT; Nhà xuất bản TT&TT.
Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn giúp Bộ trưởng phụ trách các lĩnh vực: Bưu chính, chuyển phát; Báo chí, truyền thông.
Các công tác do Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn chịu trách nhiệm gồm: Nội chính; Kế hoạch - Tài chính; Pháp chế; Đổi mới tổ chức quản lý, tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đầu tư, tài chính doanh nghiệp và hoạt động của các doanh nghiệp; Phòng chống tham nhũng, buôn lậu; Thực hành tiết kiệm; Thanh tra; Báo chí; Phát thanh, Truyền hình và thông tin điện tử; Xuất bản, In và Phát hành; Thông tin cơ sở; Thông tin đối ngoại; Công tác Đảng, đoàn thể (Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Cựu chiến binh); Công tác Quốc phòng - An ninh, Quân sự của Bộ.
Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn được giao trực tiếp theo dõi và chỉ đạo các đơn vị: Vụ Kế hoạch - Tài chính; Vụ Bưu chính; Vụ Pháp chế; Văn phòng Bộ; Thanh tra; Tổng công ty Bưu điện Việt Nam; Cục Báo chí; Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử; Cục Thông tin cơ sở; Cục Xuất bản, In và Phát hành; Cục Thông tin đối ngoại.
Thứ trưởng Phạm Đức Long giúp Bộ trưởng phụ trách các lĩnh vực: Viễn thông, tần số vô tuyến điện; Công nghiệp CNTT - điện tử, viễn thông, đồng thời phụ trách các công tác phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai.
Các đơn vị do Thứ trưởng Phạm Đức Long theo dõi và chỉ đạo là: Vụ CNTT; Cục Viễn thông; Cục Tần số Vô tuyến điện; Cục Bưu điện Trung ương; Trung tâm Internet Việt Nam; Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam; Ban quản lý Chương trình viễn thông công ích; Báo VietNamNet.
Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng có trách nhiệm giúp Bộ trưởng phụ trách 2 lĩnh vực ứng dụng CNTT và an toàn, an ninh mạng; phụ trách các công tác gồm:  Chuyển đổi số, Kinh tế số; Ứng dụng CNTT trong Bộ TT&TT; Cải cách hành chính; Chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án về phát triển ngành TT&TT.
Các đơn vị mà Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng theo dõi và chỉ đạo là: Cục Tin học hóa; Cục An toàn thông tin; Vụ Quản lý Doanh nghiệp; Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia; Viện Chiến lược TT&TT; Trung tâm Thông tin; Viện Công nghiệp phần mềm và Nội dung số Việt Nam; Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC.
Cũng tại Quyết định 1896 có hiệu lực từ ngày 30/11, Bộ TT&TT nêu rõ nguyên tắc phân công công việc giữa Bộ trưởng và các Thứ trưởng của Bộ, đó là: Bộ trưởng lãnh đạo, quản lý chung mọi mặt hoạt động và công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ theo quy định của pháp luật.
Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo các công việc quan trọng, cấp bách, nhạy cảm, mang tính chiến lược trên tất cả lĩnh vực, công tác của Bộ; những vấn đề, nội dung công tác mới chưa được văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh. Bộ trưởng chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Quốc hội về mọi hoạt động của Bộ theo quy định.
Thứ trưởng giúp Bộ trưởng chỉ đạo, xử lý công việc thường xuyên trong các lĩnh vực, công tác, cơ quan, đơn vị và địa phương được Bộ trưởng phân công. Trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn được phân công, Thứ trưởng chủ động chỉ đạo, xử lý công việc; sử dụng quyền hạn của Bộ trưởng và nhân danh Bộ trưởng để kiểm tra, đôn đốc, giải quyết các công việc thuộc các lĩnh vực, công tác, cơ quan, đơn vị và địa phương được phân công.
Trong quá trình chỉ đạo, xử lý công việc, nếu có vấn đề liên quan đến lĩnh vực, công tác, cơ quan, đơn vị, địa phương do Thứ trưởng khác phụ trách thì các Thứ trưởng chủ động phối hợp với nhau để giải quyết. Trường hợp các Thứ trưởng có ý kiến khác nhau thì báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định.
Đối với những vấn đề lớn, quan trọng, nhạy cảm có nội dung công việc mới chưa được văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh, chưa được phân công trong Quyết định này, Thứ trưởng có trách nhiệm báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng.
Thứ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các công việc được phân công. Khi Bộ trưởng vắng mặt, trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng ủy quyền cho một Thứ trưởng thay mặt Bộ trưởng lãnh đạo công tác của Bộ.
Trường hợp cần thiết hoặc khi Thứ trưởng vắng mặt, Bộ trưởng trực tiếp hoặc giao Thứ trưởng khác chỉ đạo, xử lý công việc đã phân công cho Thứ trưởng. Hàng tuần hoặc khi cần thiết, Bộ trưởng và các Thứ trưởng họp để giải quyết những công việc cần bàn bạc tập thể. Các Thứ trưởng báo cáo Bộ trưởng và thông báo các Thứ trưởng khác biết về nội dung chỉ đạo công tác của mình.
Quyết định mới còn quy định cụ thể về trách nhiệm và quyền hạn của Thứ trưởng trong phạm vi công việc được Bộ trưởng phân công; Những công việc chỉ đạo của lãnh đạo Bộ TT&TT.
Vân Anh
 
Nguồn: https://vietnamnet.vn/vn/thong-tin-truyen-thong/bo-tt-tt-ban-hanh-quyet-dinh-moi-ve-phan-cong-cong-giua-bo-truong-va-cac-thu-truong-797519.html
 
Bài viết liên quan
04/09/2024
Thay đổi chính sách Quỹ Xã hội Phan Anh

Những đổi mới về chính sách của Quỹ Xã hội Phan Anh trong năm 2024

TRƯỜNG TIỂU HỌC TÙNG ẢNH 100 TUỔI

Nhân dịp trường tiểu học Tùng Ảnh 100 năm tuổi, có mấy người bạn ở quê nói tôi viết bài về trường. Tôi xa quê đã lâu, không biết viết gì, chỉ biết kể lại chuyện của ngày xưa, nhiều chuyện cũng chỉ được nghe bà và mẹ kể lại - Tác giả: Võ Hồng Phúc-Nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Cá nhân tham gia vận động, ủng hộ và quyên góp từ thiện: Qũy Xã hội Phan Anh luôn hướng tới sự minh bạch, sự chuyên nghiệp

Qũy Xã hội Phan Anh là nơi các cá nhân khi tham gia các hoạt động từ thiện đã có thể hoạt động một cách công khai minh bạch, hiệu quả thiết thực nhờ quy định mới và sự hỗ trợ của giải pháp thiện nguyện trên nền tảng số.

Siêu bão Noru liên tục mạnh lên, miền Trung bắt đầu mưa lớn

Rồi người ta có thể sẽ quên Sangsane, sẽ quên Damrey, sẽ quên Ketsana nhưng Noru thì không. Nó sẽ là cơn bão lịch sử về sức mạnh, về cấp độ lớn nhất từng đổ bộ vào đất liền của Việt Nam. Và tôi cầu mong nó không để lại dấu ấn lịch sử về thiệt hại.

Đặc sắc Chương trình nghệ thuật “Hòa Bình - Thanh âm xứ Mường” và Carnival năm 2022

Video được lấy nguồn từ : http://media.baohoabinh.com.vn/50/168...