Luật sư Phan Anh
PHAN ANH - Nhân nhượng hưng quốc gia
Trích "gương mặt những người cùng thế hệ", tác giả Vũ Đình Hòe

- Phan Anh - Vũ Đình Hòe

Sinh năm 1912 ở làng Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Ông xuất thân trong một nhà nho nghèo. Thuở nhỏ được học chữ Hán, sau theo học trường Bưởi, học giỏi được học bổng nội trú, tốt nghiệp 3 bằng tú tài, rồi theo học luật khoa Đại học Đông Dương, tốt nghiệp xuất sắc, lại được học bổng du học tiến sĩ ở Pháp. Thời học Luật khoa, ông hoạt động tích cực trong phong trào sinh viên, cùng Phan Thanh, Hoàng Minh Giám…tham gia Phân bộ Đông Dương của đảng Xã hội cấp tiến Pháp. Sau khi ở Pháp về ông vừa hành nghề Luật sư, dạy học ở các tư thục Thăng Long và Gia Long, cùng Vũ Đình Hòe, Vũ Văn hiền sáng lập tờ báo Thanh Nghị, chuyên viết về luật pháp, chế độ nhà nước. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp, ông làm Bộ trưởng Thanh niên trong Chính phủ Trần Trọng Kim, sáng lập đoàn Thanh niên tiền tuyến (cũng gọi “Thanh niên Phan Anh”), một lực lượng đóng vai trò tích cực trong cuộc Tổng khởi nghĩa. Sau Cách mạng thảng Tám 1945 ông đưọc cừ giữ các chức Chủ tịch Hộỉ đồng Kỉến thiết Quốc gia, Bộ trưởng Quốc phòng trong Chinh phủ Liên hiệp Kháng chiến, Tổng thư ký Phái đoàn Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị Fontainebleau 1946, thành viên Phái đoàn Chinh phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghi Genève 1954, Bộ trưởng Kinh tế, sau là Bộ Công thương, Phó Chủ tịch Quốc hội. Ông còn đảm đương những trọng trách trong các đoàn thể xã hội như: Chủ tịch Hội Luột gia Việt. Nam, Phó chủ tịch Hội đồng Hòa bình thế giới. Ông mất năm 1990. Ông đưọc tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh. Tại TP. Hổ Chi Minh và Đà Nẵng có đuờng phố mang tên ông. Tôi với Phan Anh tuy không phải bạn từ thuở “để chỏm”, nhưng có thể gọi là bạn "nối khố”, có nhiều cái “đồng". Cùng là con nhà nho nghèo, cơm độn, khoai sắn khô nhiều hơn gạo, sớm tự kiếm tiền ăn học - vậy là đồng cảnh. Phan nghèo hơn, nghèo rớt mùng tơi, hồi nhỏ từng có đận lưu lạc với bố đi “ăn mày". Chúng tôi bắt đầu trở nên thân thiết từ khi cùng học khoa Luật Đại học Đông Dương - vậy là đồng môn. cả hai cùng vừa học vừa “gõ đầu trẻ" tại các tư thục Thăng Long và Gia Long - vậy là đồng nghiệp. Tự lập được về kinh tế và vững vàng học nghiệp rồi lại cùng nhau sáng lập Tổng hội sinh viên nhằm rèn luyện tính cách và kỹ năng hoạt động xã hội, ra trường lại cùng nhau xuất bản báo Thanh Nghị làm diễn đàn tập hợp các lực lượng trí thức dân chủ đặt ra và bàn bạc các vấn đề vận mệnh đất nước - vậy là đồng chí hướng. Từ ngày 2-3-1946 cả hai được Hồ Chủ tịch giới thiệu và Quốc hội khoa I bổ nhiệm làm Bộ trưởng, Phan - Quốc phòng , sau sang Kinh tế, tôi - Tư pháp, trong cùng một Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến, - vật là đồng sự. Và bao trùm tất cả là một tấm lòng trong vì nước vì dân - vậy là đồng tâm.

Tôi có cái cơ may được “lôi kéo” Phan Anh vào hàng ngũ Việt Minh. Số là sau ngày Nhật đảo chính Pháp 9-3-1945, hai trong năm thành viên chủ chốt của báo Thanh Nghị Phan Anh và Vũ Văn Hiền tham gia Chính phủ Trần Trọng Kim; ba còn lại là Vũ Đình Hòe, Đỗ Đức Dục và Nghiệm Xuân Yêm chủ trương ủng hộ Nội các của học giả họ Trần, nhưng giữ vị thế độc lập. Năm tháng sau, Tổng khởi nghĩa tháng Tám thành công, Chính phủ Trần Trọng Kim tuyên bố từ chức và nhanh chóng bàn giao chính quyền cho Việt Minh. Với chính sách

Bộ trưởng Quốc phòng Phan Anh (thứ 4 từ phải sang; bên tay trái là Vũ Đình Hòe) trong Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến do Quốc hội Khóa I thành lập ngày 2-3-1946

 

đại đoàn kết, Hồ Chủ tịch mời các vị Hoàng Xuân Hãn, Vũ Văn Hiền, Phan Anh tham gia Chính phủ Lâm thời do Người đứng đầu, nhưng cả ba dường như giữ ý liêm sỉ con nhà nho. Để anh Phan hiểu tấm lòng thành của lãnh đạo Việt Minh hơn, nhân anh Võ Nguyên Giáp muốn gặp thân mật Phan Anh, đồng môn Luật khoa và đồng nghiệp ở tư thục Thăng Long, tôi mời hai anh và cả anh Phạm Văn Đồng nữa, đến nhà riêng của tôi ở cạnh Bộ Quốc gia giáo dục, dùng cơm gia đình. Tuy là bữa cơm gia đình rất thường, độc món thỏ “xi-vê”, nhưng đối với tôi và anh Phan nó rất có ý nghĩa: nó đánh dấu sự thực hiện chính sách đoàn kết rộng rãi của đảng Cộng sản Đông Dương, đồng thời cũng là thực hiện

Bộ trưởng Kinh tế Phan Anh và người vợ mới cưới - cô giáo Đỗ Hồng Chỉnh ở chiến khu Việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp

 

khẩu hiệu của Thanh Nghị do chính Phan Anh nêu lên: “Dị kiến đồng tâm”, nghĩa là chính kiến khác nhau nhưng chung một lòng: phụng sự lí tưởng ĐỘC LẬP - TỰ DO. Về tất cả những chuyện này, cũng như sự giúp rập đắc lực của Phan Anh cho Hồ Chủ tịch trong các hoạt động đối nội và đối ngoại, tôi đã viết kỹ trong hai cuốn sách Hồi ký Thanh nghị và Pháp quyền Nhân nghĩa Hồ Chí Minh (tập I). ở đây tôi muốn nói nhiều về con người anh mà tôi cảm nhận rõ nét hơn sau khi được người bạn đời của anh là chị Đỗ Thị Chỉnh cho đọc pho hồi ký ngót 5 nghìn trang bản thảo anh chị viết chung. Những cảm nghĩ ấy, tôi đã viết trong bức thư gửi chị Chỉnh, nay xin phép được dẫn lại.

Thưa chị Phan kính mến,

Cám ơn chị đã cho tôi đọc cả một “pho" hồi ký chị kể về Anh Phan, về Anh Chị, gợi lại cho tôi bao kỷ niệm đẹp và cảm động. Phan Anh và tôi - bạn thân gắn bó với nhau từ thủa thiếu thời, trải qua suốt cuộc đời sinh viên, làm báo Thanh Nghị, dạy học tư tại trường Thăng Long, Gia Long, lớp dạy tại nhà Anh ở phố Hàng Giấy - Đồng Xuân, rồi cùng tham gia Chính phủ liên hiệp, Mặt Trận dàn tộc thống nhất, Hội luật gia Việt Nam. Thế mà, chị ạ, hai đứa có nắm được cụ thể lý lịch gốc gì của nhau đâu!

Nay độc tập I - Hồi ký của Anh Chị, thật quả tôi thấy nao nao trong dạ. Tôi cũng qua cả thời thơ ấu theo bố - ngồi hương sử ở một xã đất bãi ven sông Đáy nghèo xác nên quanh năm được “ăn Cơm” (cái gọi là cơm), đúng thực sự là ăn khoai lang xắt phơi khô dự trữ, mỗi bữa đồ qua hơi nước sôi, ăn ngày này sang ngày khác, chán đến phát ớn. Nhưng cái cảnh hàn vi ấy có thấm vào đâu so với cảnh hàn vi của cậu bé Phan theo bố - ông Đồ Phan Điện gá sống nuôi con, cả một đàn con, ông dắt đi "tha phương cầu thực” (chữ dùng trong hồi ký). Có lần, ông Đồ Điện đã phải tạm gửi lại cậu con trai lớn (Phan Anh) tại nhà người quen giàu có: họ vui lòng cho ở giúp việc (điếu đóm, chăn trâu), được phép dự lớp gia sư, với điều kiện giặt dũ cho “cậu giáo” mình. Mặc dầu “trần ai ” như vậy, trò phan vốn sẵn đức cần cù với “bút nghiên", lại càng "dùi mài kinh sử”, học giỏi, đỗ “bri-me” (primaire) dễ dàng, rồi lọt qua cửa ải trường “Bảo hộ”, đỗ cao được cấp học bổng, ăn ở nội trú. Thế mới tài! Nhưng động lực thúc đẩy cậu Phan học tử công phu chính là vì lòng thương bố và kính phục bố. ông Đồ Điện thì quả là một điển hình nhà nho xứ Nghệ - “bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”. Thêm nét độc đáo riêng: thân mình đã lỡ thời, thì tất cả tâm cơ, nay ông trút cho các con, đặc biệt là thằng con trai lớn này, mà ông kỳ vọng nhiều, có chí khổ luyện, “tập tọng" được cả thơ chữ Hán mà bố rèn cho. Để mai sau: “Cái gì bố không làm, thì con làm”, ông nêu gương yêu đời cho con. ông yêu đời. Và ông củng chửi đời, chửi cay độc nữa. Không có gì mâu thuẫn trong hai mặt thái độ đó. ông yêu cái “Đời" của quần chúng lao khổ đang phấn đấu tiếp nối dòng máu Lạc Hồng quật cường, oanh liệt. Đặc biệt, ông yêu thương lũ trẻ lam lũ đầu đường xó chợ, chia sẻ ngọt bùi với chúng, đùa nghịch với chúng, sẵn sàng cúi xuống tự làm ngựa cho chúng cưỡi. Đồng thời, ông ngẩng mặt chửi cái “Đời’’ của bọn quyền quý ậm ọe, luồn cúi xu nịnh, vênh vang và bọn đua đòi lố bịch. Tôi biết Phan Anh có cố gắng nhiều để noi gương ông bố mình về cả hai mặt xử thế, về mặt thứ hai có khó khăn hơn, hình như thế.

Tôi thường nghĩ Anh Phan có một ông bố tuyệt vời! Nay, nhờ đọc hồi ký về Anh càng thấy rõ hạnh phúc cao quý mà Anh Phan được hưởng ngay từ thủa bé, cho đến khi khôn lớn, cả khi đi du học nước ngoài, khi chọn vợ, rồi tìm đường lập nghiệp, luôn luôn được bố săn sóc, dạy bảo, nhắc nhở: “Nhắc con tránh hoat dộng phù phiếm”. (Lời cụ trong bài thơ gửi cho con đang rong ruổi trên đường "Long vân hội”) Biết được những chi tiết cụ thể ấy, tôi mới thấm ý nghĩa việc Anh đã nhờ một họa sĩ bạn thân đến nhà “tạc tượng (vẽ truyền thần) “thờ sống" bố khi Anh vừa được nhận làm luật sư và chị Thao vợ anh mở phòng dược sĩ thuốc tây ở phố Hàng Bạc. Kịp thời “báo hiếu"! Vì chỉ một thời gian rất ngắn sau ngày Bác Hồ đọc "Tuyên ngôn Độc Lập”, cụ Phan Điện đã vội cưỡi hạc lên tiên! Thiệt thòi to lớn vô cùng cho anh Phan, vào đúng lúc Anh cần có bố bên cạnh. Vì vừa bước vào đoạn đường Đời phức tạp nhất, chông gai nhất, gian khổ nhất của Đất nước, bởi thù trong giặc ngoài. Tuy nhiên, Trời Phật đền bù ngay cho Anh một Vị Thầy Anh đã hết lòng ngưỡng mộ, tuy chỉ mới mường tượng qua tác phẩm của Người (Bản án chế độ thực dân Pháp) mà thủa còn học nội trú tại trường "Bảo hộ”, Anh đã liều mạng đọc lén, ngồi lì hàng giờ trong phòng vệ sinh ban đêm!

“Rằng bây giờ mới thấy đây,

Mà lòng đã chắc những ngày một hai”.

Một Vị Thầy. Đồng thời là một Bạn lớn. Hơn thế là Vị Anh Cả. Cái ông Anh Cả sống độc thân này săn sóc gia đình cua các em quây quần bên mình trong chiến khu thật là chu đáo. Nhờ vậy mà chị Thao, mắc bệnh hiểm nghèo, kéo dài đời sống thêm được 3 năm nữa, để tự mình có thể nuôi dưỡng tận lưc 3 đứa con, đứa thứ 3 còn măng sửa, trước khi nhắm mắt, trong khi chồng thường đi vắng xa. Tình thương của BÁC Hồ chắc an ủi được chị Thao nhiều đấy, Chị vốn có một nghị lực thép (vợ tôi phục lắm). Điều nổi lên rất đẹp, hiếm ai được hưởng trong số anh em sống và làm việc gần Bác: Phan Anh được Bác coi là bạn chiến đấu đã đành nhưng còn được coi là một “bạn thơ” (cỡ nhỏ thôi), thơ trong lời cũng như trong tâm hồn. Lẽ dĩ nhiên, đó chi là cảm giác của những ai đã được chứng kiến những buổi gặp mặt giữa Bác Hồ và Phan Anh để trao đổi về công tác, hoặc bắt gặp trong giờ nghỉ họp “hai vị” thăm hỏi nhau chuyện riêng thân tình... thì bao giờ cũng nghe thấy xen vào lời bàn, lời hỏi những câu thơ, thường là những câu “lẩy Kiều”, “nhại kiều" rồi hai vị cười vang có vẻ “tương đắc” lắm! Còn trong những dịp long trọng, Tết, ngày Quốc Khánh, ngày sinh nhật Bác, Phan Ảnh đều có thơ (đôi khi bằng chữ Hán) dâng lên mừng Hồ Chủ tịch: thì Bác đều họa lại ‘‘tương ứng”. Giữa Hồ Chủ tịch và các cụ thâm nho Bùi Bằng Đoàn, Huỳnh Thúc Kháng, Kim Sơn... thì việc xướng họa là tự nhiên rồi. Nhưng ứuy la qiửu Hác và một cán bộ trẻ, Tây học - Tây du, đó mới ky thú! Đặc biệt kỳ thú, riêng tôi có được “thừa huệ” là tham gia I Hội nghị toàn quốc kháng chiến - Hành chính đầu năm 1953 tại Đầm Hồng bàn vấn đề thu thuế nông nghiệp chuẩn bị cho cuộc Tổng phản công. Hồi ký ghi: “kết thúc Hội nghị Bác Hồ yêu cầu Anh “lẩy kiều”. Anh đọc nhưng là “lẩy ca dao”.

Con cò lặn lội bờ sông,

Thóc thuế gánh gồng tiếng hát véo von.

Nhớ lời Bác dạy sắt son,

Mấy sông cũng lội, mấy ngàn cũng qua.

Diệt thù giải phóng quê ta,

Ấy là nghĩa nặng, ấy là tình sâu.

Hội nghị vỗ tay nhưng Bác rơ tay ra hiệu cho mọi người yên lặng và Bác đọc luôn mấy câu “kiều lẩy”:

Đành lòng chờ đợi ít lâu,

Chầy ra là một năm sau vội gì ?

Rồi Bác lấy cái áo vắt ở thành ghế và tiếp thêm một câu:

Nói rồi xách áo ra đi

Cả hội nghị náo nhiệt vỗ tay tiễn Bác".Tôi nghĩ bụng:

Toàn dân ta đánh bọn quỷ xâm lăng thật đúng là “dấy lên ngày hội lớn” của Dân tộc Lạc Hồng “tiếng hát át tiếng bom"! Tinh thần lạc quan vĩ đại ấy, Bác Hồ đã thổi vào tâm hồn của mọi người dân và mọi cán bộ, lớn nhỏ ở mọi nơi, mọi lúc, trong mọi tình huống. Và Phan Anh đã đóng góp xứng đáng vào công lao bậc nhất này!...ở mức cao đòng cảm đáng qúy hơm là: Phan Anh đã có khi thổ lộ được với Hồ Chủ tịch nội lòng băn khoăn trước cục diện chính trị rối ren cực độ. Thật thà tôi xúc động chị Phan ạ, khi “nghe” (qua hồi ký) Anh kể với chị (1946): “Đến ngày Đoàn lên đường, từ sản bay Bạch Mai, lòng anh nặng trĩu nỗi lo âu: trong nước, các thế lực đối lập vẫn hoạt động ráo riết nhằm lật đổ chính quyền cách mạng non trẻ. Bác là người có uy tín, nay Bác đi vắng, tình hình ở nhà sẽ ra sao?" Hiểu được tâm sự Anh, Bác động viên: “Chú có Kiều lẩy gì?”. Anh đáp: “Thưa có, nhưng không biết Bác đồng ý không ?" và Anh đọc hai câu:

Trời mây, ngàn dặm, xa khơi,

Sao cho trong ấm thì ngoài mới êm.

Bác nói: “Chú nói đúng, nội tình công việc đang rất khó; nhưng chú yên tâm, mình đã giao cho cụ Huỳnh và chú Giáp". Chị ạ, tôi nhớ câu Bác Hồ nói với cụ Huỳnh để giải tỏa mối băn khoăn của cụ cũng vào dịp ấy: "Dĩ bắt biến, ứng vạn biến”. Bác Hồ là “Thầy dạy” của Phan Anh, thầy dạy Chính trị marxist duy vật biện chứng. Và dạy đạo lý Nhân nghĩa, Nhân cách ngàn đời của Dân tộc ta. Đó là điều quan trọng hơn cả trong quan hệ thầy trò này phải không, thưa chị?

Qua lời kể của chị thì thấy rõ: Khi Phan Anh mới được Bác giao cho phụ trách Bộ Quôc phòng, một hôm súng sính trong bộ quân phục mốt Âu Sĩ quan, Anh đến thăm Hồ Chủ Tịch. Bác nhìn Anh, hơi cau mày. Anh hiểu ngay, vội chữa thẹn:

- Thưa Bác, tôi vừa tiếp mấy nhà báo nước ngoài, với tư cách con nhà lính.

- Nhưng, Bác cười, chớ có tính nhà quan nhé!

Từ lời Bác, Anh suy ra bài học, phải luôn nghiêm khắc với mình để tránh đua đòi lố bịch:

Cóc đua thì nhái cũng đua,

Cóc nhảy lên chùa, nhái củng nhảy theo.

Về chuyện lớn hơn: Khi anh Đặng Việt Châu được Bác chọn làm thứ trưởng Bộ Công Thương, Bác dặn anh Châu: Chú nhận nhiệm vụ trước hết phải đoàn kết với người, phải khiêm tốn học tập. Chú có vốn chính trị: chú Phan Anh có vốn văn hóa, Văn hóa hiểu rộng cũng là chính trị; chính trị hiểu sâu cũng là văn hóa, chú biết chú? Anh Phan hiểu ngay Bác dạy cho cả hai người phải học nhau, phải dựa vào nhau để cùng phục vụ cho tốt. Xưa nay, anh vốn là người học trò ngoan, lại chịu khó suy nghĩ nên thấm sâu bài học đó của Bác Hồ. Nhờ vậy, anh đã gặt hái được luôn luôn nhiều kêt quả trong công tác suốt cả thời gian 30 năm, làm việc dưới sự lãnh đạo của Hồ Chủ tịch, đặc biệt khi “Rong ruổi năm châu” làm công tác ngoại thương, đồng thời kết hợp làm công tác đấu tranh pháp lý bảo vệ các quyên dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, củng như bảo vệ nền hòa bình thế giới. Đối nội cũng như đối ngoại, anh thực hiện va phát huy lời day của Bác.

Không có gi quý hơn Độc lập Tự do

Đoan kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Thanh công, thành công, đại thành công.

Đối với tôi, điều đặc sắc thú vị trong hoạt động mọi mặt của Phan Anh là: làm kinh tế, làm ngoại giao nhân dân, làm công tác luật gia... trong gặp gỡ thân mật cũng như trong báo cáo nghiêm chỉnh, anh đều có thơ. Anh đưa thi vị vào trong mọi quan hệ xã hội, ở trong nước và ngoài nước. Cả cuộc đời, riêng và công, cho từng người va cho mọi người, ngay cả dưới bom đạn phải là một bai thơ trường thiên: Phải chăng đó là hoài bão của anh? Cho nên toàn bộ các mẩu nhật ký của anh cũng như toàn “pho’ hồi ký của chị Phan viết về anh, viết cho anh, cộng lại, ta có thể xem là một thiên ký sự dài bằng thơ! Đó la cảm giác của tôi, một người đọc đã ít nhiều, từng mảnh. từng khúc dõi theo dòng suối trong mát của cuộc đời thác ghềnh đầy ý nghĩa mà cũng đầy thi vị cùa anh.

Thưa chị Phan kính mến,

Tôi muốn dành mấy trang cuối này đề thử diễn tả cái hương sắc xuyên suốt cả “pho" nhật ký - hồi ký Phan Anh - Hồng Chỉnh. Từ gần 5.000 trang đánh máy mà tôi đọc, tỏi cảm thấy luôn luôn toát ra hơi thở ấm áp của hai trái tim nồng nhiệt, hòa đồng. Cho phép tói được mạo muội “ví von”: Phan Anh là "chàng trai - gia sư" của riêng chị, mà Hồng Chỉnh là “nàng Hạnh Phúc" của riêng anh. Nàng Hạnh Phúc và “nàng Thơ”, Hạnh Phúc hòa tan vào Thơ. Thơ nâng cánh Hạnh Phúc bay bổng. “Nàng Thơ - Hạnh Phúc’’ gợi thi hứng cho Phan Anh, đồng thời động viên anh Phan theo đuổi lý tưởng cao đẹp của cả hai người, cùng rong ruổi trên đường cách mạng xã hội chủ nghĩa. “Nàng Thơ" của Phan Anh có đặc tính khác đời... không chỉ bay bổng trên vòm mây rực hồng mà còn là là xuông đồng ruộng quê hương nâu sồng, cô giáo sinh vật học Hồng Chỉnh có ước mơ bắc “nhịp cầu ô thước” nối nương bãi rau đậu Việt Nam với thị trường quốc tế bao la, qua con đường ngoại thương, gắn hữu cơ hoạt động sư phạm của mình với hoạt động ngoại thương cởi mở của “người chồng - gia sư" trìu mến. Ước mơ ấy mà Anh chia sẻ và hết lòng ủng hộ, tiếc thay không tài nào làm cho nó biến được vào đời sống. Nguyên do từ đâu đấy, ai mà biết đươc! Khiến cho cả chị và anh không được vui lòng... Riêng tôi lại nghĩ thêm rằng anh còn điều gì nữa không vui thuộc về phần anh. Xin phép chị cho tôi được bộc lộ thẳng thắn. Buổi sáng hôm đó, năm anh từ trần, chúng tôi ở Nam ra đến thăm chị. Chúng tôi thắp hương dâng lên Anh, rồi hỏi chuyện chị về những phút cuối cùng của Anh trước lúc anh ra đi. Thì chị bùi ngùi, lặng đi mấy giây mới thốt lời: "Anh Phan đêm hôm đó còn đi họp Quốc hội đến khuya mới vè, ăn qua quít tí bánh, vặn đài nghe... Hơi lạ, vì xưa nay anh có nghe đài đêm bao giờ, đài truyền tin về buổi họp tối của Quốc hội (sau này tôi mới rõ anh có phát biểu mà đài “bỏ quên"!). Nghe xong, anh bảo tôi lên gác nghỉ cỏn anh thì  lẳng lặng nằm xuống “đi văng”, tôi thoáng thấy mặt anh có vẻ buồn tôi không dám hỏi, chỉ buông màn, đóng cửa só hộ anh…” Chúng tôi cũng không dám hỏi chị Phan gì thêm nữa. Riêng tôi liên tưởng dần mấy năm cuối đời anh (từ 1976), cả nước thống nhất tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội, anh không còn ở Bộ Ngoại thương nữa mà “được” chuyển hẳn sang làm công tác Mặt Trận…Tôi liếc mất đọc mấy chữ nho đại tự dán cạnh bàn thờ. “Nhân nhượng hưng Quốc gia” Lời của Cố Điện dạy con ngày xưa, anh đã làm được đúng lời bố dạy “Nhân nhượng”…Có lẽ vượt cả mức cần thiết. Nhưng…Quốc gia thì “chưa hưng”. Tôi lẩm bẩm thầm: “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” Anh Phan đã lo: “Lo trước thiên hạ cái lo của thiên hạ”. Và anh mang cái lo “xuống tuyền đài". Chắc là chưa tan"!

Chị Phan kính mến, nếu có điểu gi không ổn trong ý nghĩ Trên của tôi thì xin chị lượng thứ: Mong chị coi chỉ là cảm tưởng xuất phát từ tấm lòng thành của một người bạn thân đối với Anh Chị.

Nay kính,

 

 

Bài viết liên quan
06/09/2020
LUẬT SƯ PHAN ANH

Của NXBCTQG ST - 2014. ( trích "Phan Anh một niềm tự hào của tri thức Việt Nam". Trang 5)

06/08/2020
LUẬT SƯ PHAN ANH

Phạm Quốc Anh - Nguyên Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam (trích "Phan Anh một niềm tự hào của tri thức Việt Nam" của NXBCTQG ST - 2014. Trang 9)

06/08/2020
PHAN ANH – ANH PHAN

Vũ Đình Hòe (trích "Phan Anh một niềm tự hào của tri thức Việt Nam" của NXBCTQG ST - 2014. Trang 351)

06/04/2020
TƯỞNG NHỚ PHAN ANH

Hoàng Xuân Hãn (trích "Phan Anh một niềm tự hào của tri thức Việt Nam" của NXBCTQG ST - 2014. Trang 357)

05/21/2020
BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG - PHAN ANH

Luật sư Phan Anh sinh năm 1911, tại Tùng Ảnh (Đức Thọ, Hà Tĩnh), một địa danh nổi tiếng, giàu truyền thống yêu nước, sản sinh ra nhiều nhân vật lỗi lạc để lại dấu ấn không phai mờ trong lịch sử vinh quang của dân tộc.