Theo con đường yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh và con đường của những người tri thức
(trích "Phan Anh một niềm tự hào của tri thức Việt Nam" của NXBCTQG ST - 2014. Trang 312)

“…Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.

Đó là lời dạy thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho nhân dân Việt Nam. Lời dạy đó, không những đã được khắc vào đá, mà còn in sâu vào tâm khảm của mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là trí thức Việt Nam trong thế kỷ XX, đã đưa dân tộc Việt Nam đến đỉnh cao của phong trào giải phóng dân tộc. Đó còn là một sức mạnh được hun đúc trong mỗi con người Việt Nam để tiếp tục sự nghiệp cách mạng xây dựng đất nước mỗi ngày thêm đàng hoàng và tham gia cách mạng thế giới mỗi ngày thêm tiến bộ.

Độc lập, tự do là ước mong sâu rộng nhất của nhân dân Việt Nam và đặc biệt thanh niên trí thức Việt Nam bị mất nước từ cuối thế kỷ XIX. Ước mong đó đã thúc đẩy người thanh niên Nguyễn Tất Thành, con một nhà Nho ra đi tìm đường cứu nước. Con đường đó xuất phát từ cội nguồn bất khuất của dân tộc và con đường đó đã đưa người thanh niên yêu nước họ Nguyễn đến những chân trời mới của thời đại, đặc biệt qua những cái “nôi” cách mạng của thế giới, như cách mạng Pháp, cách mạng Nga. Từ những chân trời đó Nguyễn Ái Quốc đã đem ánh sáng của thời đại về cho đất nước Việt Nam, soi sáng con đường đi cho thanh niên trí thức chiến đấu để giải phóng dân tộc và giải phóng xã hội.

... Một nhà báo nước ngoài đi tìm hiểu lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh dể chuẩn bị kỷ niệm ngày sinh lần thứ 100 của Người có hỏi tôi: Đã gặp Người từ lúc nào? Tôi đã trả lời: “Gặp mặt thì từ đầu Cách mạng Tháng Tám 1945, nhưng trong tinh thần tư tưởng thì tôi đã được gặp Người vào thời kỳ sôi sục chống thực dân Pháp năm 1930 khi còn là một học sinh trung học được đọc cuốn sách cấm do chính Người viết: Bản án chế độ thực dân Pháp. Tôi nghĩ rằng: Đó không phải là trường hợp của riêng cá nhân tôi, mà còn là sự tiếp xúc của cả một thế hệ thanh niên có học với nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc. Từ đó, Nguyễn Ái Quốc đã trở thành một niềm hy vọng, một niềm tin trong lòng tôi.

Tôi là con một nhà Nho sinh ra ở đất Nghệ Tình, được cha ông dạy dỗ và hun đúc cho lòng yêu nước. Lớn lên, tôi đã hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên, trong phong trào Dân chủ Đông Dương và liên tục hoạt động đến thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ hai...

Từ Paris về nước, hành nghề luật sư ở Hà Nội, tôi luôn luôn hướng về con đường cứu nước mà Bản án chế độ thực dân Pháp đã là một tiếng còi thôi thúc. Hành nghề luật sư trong thời gian 1940-1945, tôi lại có dịp tiếp xúc với phong trào Việt Minh, ảnh hưởng của nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc trong tư tưởng và tình cảm của tôi lại được phát huy tác dụng. Đến khi tôi cùng một số thanh niên trí thức trong nhóm báo Thanh nghị tham gia Chính phủ Trần Trọng

Kim, chúng tôi cũng nhằm thực hiện mục đích cứu nước, hướng phong trào yêu nước của thanh niên trí thức lúc đó khớp với nguyện vọng chung của nhân dân, tránh để Nhật lợi dụng thanh niên chống lại phe Đồng minh. Cũng chính vì vậy mà Chính phủ Trần Trọng Kim không thành lập Bộ Quốc phòng, thay vào dó là Bộ Thanh niên. Khi Nhật đầu hàng, Chính phủ Trần Trọng Kim đã lập tức từ chức, tuyên bô" trả lại chính quyền cho nhân dân, khuyên nhà vua thoái vị, tránh cảnh “huynh đệ tương tàn”.

Đó là việc thực hiện ý nguyện của toàn dân lúc bấy giờ, chỉ mong đất nước được độc lập, được tự do. Cũng chính vì vậy mà việc chấm dứt chế độ cũ, chuyển sang chế độ mới qua Cách mạng Tháng Tám do cụ Hồ Chí Minh tức Nguyễn Ái Quốc lãnh đạo, đã được tiến hành trong niềm phấn khởi của toàn dân, với sự đóng góp toàn tâm toàn ý của thanh niên, trong đó có những người thanh niên trí thức như tôi.

Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, những lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói với đại biểu trí thức Hà Nội còn in đậm vào tâm khảm của tôi cho đến ngày này. Đó là lời Chủ tịch tuyên bố: “Tin vào trí thức”. Quả vậy, lời tuyên bố này đã được thực hiện trong suốt quá trình Chủ tịch lãnh đạo hai cuộc kháng chiến. Xin kể sau đây một vài ví dụ.

Trong Chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có nhiều thanh niên trí thức. Có trí thức đã đi theo Người trước khi Cách mạng Tháng Tám thành công, như các anh Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp... Có nhiều trí thức khác đi theo Chủ tịch sau Cách mạng Tháng Tám, như các anh Tạ Quang Bửu, Nguyễn Văn Huyên, Trần Duy Hưng, Hoàng Minh Giám, Trần Đăng Khoa, Hoàng Tích Trí, Vũ Đình Tụng, Vũ Đình Hòe, Nghiêm Xuân Yêm, Trịnh Văn Bính, Trần Công Tường...

Trong việc thành lập Bộ Quôc phòng năm 1946, Chủ tịch đã giao cho tôi trách nhiệm làm Bộ trưởng và ủy nhiệm tôi giới thiệu danh sách các cộng sự. Chủ tịch đã chấp nhận toàn bộ danh sách gồm những người trí thức làm công tác khoa học, kỹ thuật hồi đó, mà trong đó chỉ có một cán bộ Việt Minh. Trường huấn luyện quân sự đầu tiên của Bộ Quốc phòng - Trường võ bị Trần Quốc Tuấn, học sinh trong nhà trường toàn thanh niên trí thức, đã được Chủ tịch khuyến khích. Chính Người đích thân đến dự lễ khai giảng.

Chủ tịch còn đặc biệt chú ý động viên các nhà khoa học, kỹ thuật. Bác sĩ Tôn Thất Tùng đã được Chủ tịch đích thân trao Huân chương kháng chiên trong một kỳ họp Hội đồng Chính phủ năm 1953. Kỹ sư Trần Đại Nghĩa và bác sĩ Trần Hữu Tước đã được Người đưa từ Pháp về trong dịp Hội nghị Fontainebleau năm 1946.

Riêng đôi với tôi, Chủ tịch đã để lại nhiều kỷ niệm trong công tác cũng như trong sinh hoạt. Ví dụ: về công tác, một lần ở Chiến khu Việt Bắc, tôi hỏi về cách nghiên cứu học thuyết Mác - Lênin, chủ yếu là học phải đi đôi với hành, phải học trong công tác và trong cuộc sông. Ông lão nông chủ nhà nơi chú đang trọ làm một ông thầy tốt, ông ấy đã từng là một cơ sở của cách mạng, nay lại là một cơ sở của cuộc kháng chiến mà chúng ta đang tiến hành.

Trong Nho giáo có câu “Học nhi thời tập chi” (Nghĩa là vừa học vừa tập dượt). Nho giáo đã thâm nhập hàng nghìn năm vào Việt Nam - Thế hệ tôi, nhất là những con em nhà Nho còn ít nhiều chịu ảnh hưởng của Nho giáo. Cho nên chúng tôi rất tâm đắc về việc Chủ tịch Hồ Chí Minh thường dùng những công thức cổ truyền của nhà Nho Việt Nam vận dụng vào những nội dung mới để giáo dục cán bộ và nhân dân như câu “Trung với nước, hiếu với dân”, “Dĩ bất biến ứng vạn biến”.

Về sinh hoạt, sau các cuộc họp, Chủ tịch thường xuyên yêu cầu tôi “lẩy Kiều”, một lối văn ứng khẩu rất quen thuộc với nhân dân và đặc biệt là nông dân, để khích lệ tinh thần cuộc họp. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường tạo dịp xướng họa thơ ca với tôi, đặc biệt trong những lúc kháng chiến gay go. Như lúc gia đình tôi mới chuyển lên chiến khu đầu năm 1947 hoặc trong Chiến dịch Thu - Đông năm 1947, năm 1948. Những bài thơ tôi họa lại hưởng ứng tinh thần thơ của Chủ tịch đã gây trong lòng tôi một tiếng vang, đẩy mạnh thêm niềm tin vào chiến thắng cuối cùng. Cách sinh hoạt cũng như vậy vừa có tính dân gian cổ truyền, vừa có ý nghĩa chính trị, thời sự. Nó vừa bổ ích, vừa thú vị hợp với tâm tình của những người thắm đậm tình đất nước quê hương...

Tôi không thể kể hết những kỷ niệm, những bài học. Nhưng để kết thúc, xin nêu lên một vài điểm mà càng gần Chủ tịch, tôi càng được cảm hóa, đó tính dân tộc kết hợp với tính thời đại, tinh thần yêu nước gắn với tinh thần quốc tế. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một con người kết hợp được Đông - Tây, kim - cổ, mà điểm nòng cốt là niềm tin, tin vào mục tiêu chính nghĩa, tin vào bản thân mình, tin vào nhân dân, tin vào con người.

Về đạo đức chính trị là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

Về đường lối chính trị là đấu tranh cho độc lập, tự do, hạnh phúc.

Về phương pháp chính trị là vận dụng duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, lấy bất biến để ứng vạn biến.

Cái bất biến ồ đây là ba bảo bôi chính trị nêu trên. Bác đã nắm rõ để ứng phó với muôn vàn khó khăn như chống thực dân cũ, thực dân mới, tiến lên chủ nghĩa xã hội, cũng còn nhiều gian truân và biến đổi, nhưng theo gương Bác nắm vững phương pháp biện chứng “Dĩ bất biến để ứng vạn biến” những người trí thức cùng toàn dân Việt Nam, nhất định thực hiện lời Di chúc thiêng liêng của Bác Hồ bất diệt...

Luật sư Phan Anh

Bài viết liên quan
07/20/2020
BÁC HỒ CỦA CHÚNG TA LÀ THẾ ĐÓ

Xin giới thiệu, bài viết dưới đây của ông Nguyễn Túc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban TW MTTQVN về cảm tưởng của Phan Anh lần đầu tiên gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh.

06/08/2020
Thời thế tạo anh hùng - Anh hùng tạo thời thế

(trích "Phan Anh một niềm tự hào của tri thức Việt Nam" của NXBCTQG ST - 2014. Trang 329)

06/08/2020
Đi theo con đường của Bác Hồ

(trích "Phan Anh một niềm tự hào của tri thức Việt Nam" của NXBCTQG ST - 2014. Trang 344)

01/17/2020
Trường Thanh niên tiền tuyến Huế và hai trí thức nổi tiếng đồng sáng lập

Lịch sử cách mạng Việt Nam đã ghi nhận trường Thanh niên Tiền tuyến Huế như một “hiện tượng lịch sử” độc đáo. Đó là sản phẩm của lòng yêu nước Việt Nam được ánh sáng cách mạng dẫn đường và được tổ chức một cách khéo léo. Trường Thanh niên Tiền tuyến Huế gắn liền với tên tuổi hai nhà trí thức lớn, hai người đồng sáng lập nhà trường: Luật sư Phan Anh và Giáo sư Tạ Quang Bửu.

01/17/2020
Luật sư Phan Anh – một Đại biểu Quốc hội tận tụy - Lawyer Phan Anh - a dedicated parliamentarian

Phan Anh, một luật sư nổi tiếng của Hội Luật gia Việt Nam và là Phó Chủ tịch Quốc hội Khóa VII, đã góp phần rất lớn vào việc xây dựng Quốc hội Việt Nam và là một đại diện thực sự của nhân dân.