Tọa đàm “Vai trò của Luật gia, Luật sư, Doanh nhân trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam; Thân thế sự nghiệp của Tiến sĩ - Luật sư Phan Văn Trường và Tiến sĩ - Luật sư Phan Anh” được tổ chức nhân kỷ niệm 10 năm ngày Pháp luật Việt Nam; 78 năm ngày truyền thống luật sư Việt Nam (10/10/1945-10/10/2023); Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10.
Chương trình do Câu lạc bộ Doanh nhân họ Phan phối hợp với Liên đoàn Luật sư Việt Nam; Hội Luật gia Việt Nam; Trung tâm Khoa học pháp lý và Quyền tác giả - Liên hiệp Các hội khoa học; Quỹ Xã hội Phan Anh, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức.
Tọa đàm chia làm 3 phần gồm: Vai trò của Luật sư, Luật gia trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam; Thân thế, sự nghiệp của Luật sư - Tiến sĩ Phan Văn Trường và Luật sư - Tiến sĩ Phan Anh; Doanh nhân – Luật sư – Luật gia Việt Nam: Thượng tôn pháp luật – Hội tụ, tỏa sáng.
Quang cảnh trước khi diễn ra buổi tọa đàm
Quang cảnh chung của buổi tọa đàm
Tại buổi tọa đàm, nhiều tham luận được trình bày có giá trị sâu sắc, nhìn nhận vai trò của luật gia, luật sư, doanh nhân trên nhiều góc độ, như: Những điểm mới của Nghị quyết 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới; bản chất của Nhà nước pháp quyền, vai trò của Quốc hội trong nhà nước pháp quyền; cơ hội và thách thức đối với doanh nhân Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và xây dựng nhà nước pháp quyền;...
Tại buổi tọa đàm, thân thế sự nghiệp của Tiến sĩ - Luật sư Phan Văn Trường và Tiến sĩ - Luật sư Phan Anh đã được các đại biểu phân tích dưới nhiều góc nhìn khác nhau. Đặc biệt, sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ công lý, tạo lập nên truyền thống cho nghề luật sư ở Việt Nam của hai tấm gương sáng về trí tuệ và nhân cách này đã được các chuyên gia kinh tế, nhà khoa học pháp lý, luật sư, luật gia, doanh nhân… phân tích, đưa ra những giá trị tiến bộ mà đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Trong đó, nổi bật là sự khôn khéo trong vận dụng pháp luật trong quá trình hoạt động cách mạng.
Ban cố vấn
Các đại biểu tham dự tọa đàm
Tiến sĩ - Luật sư Phan Văn Trường (1876 - 1933) tại xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội, trong một gia đình khoa bảng. Ông được ghi nhận là vị luật sư đầu tiên của Việt Nam. Trong thời gian học tập và hành nghề luật sư tại Pháp, ông còn tích cực hoạt động yêu nước và giao lưu, bảo vệ nhiều người Việt Nam có cùng chí hướng. Ông thường xuyên liên hệ với Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc và các nhà trí thức tiến bộ, cùng tham gia các hoạt động cách mạng.
Tại Paris, hai chí sĩ họ Phan đã lập ra “Hội đồng bào thân ái”, tập hợp những người Việt Nam sinh sống học tập lao động tại Pháp. Ông là người dịch ra tiếng Pháp những tư tưởng của Phan Châu Trinh.
Khi Nguyễn Ái Quốc đến Pháp, gặp Phan Văn Trường, thì chính nhà luật sư Việt kiều yêu nước này đã hỗ trợ Bác trong việc diễn đạt ra Pháp văn những ý tưởng chính luận của Bác một cách hùng hồn. Cái tên Phan Văn Trường cùng với Phan Châu Trinh và Nguyễn Ái Quốc đã hợp thành bộ ba thường xuyên có mặt trong các báo cáo mật của cơ quan an ninh Pháp.
Cuối năm 1923, ông từ bỏ tất cả về nước kết hợp giữa pháp lý với báo chí để tiếp tục đấu tranh cho độc lập dân tộc. Ông mất ngày 23/4/1933, ở tuổi 57 khi ý định tiếp tục cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp trên mặt trận báo chí công khai chưa kịp thực hiện.
Các diễn giả tham dự tọa đàm
Tiến sĩ - Luật sư Phan Anh (1912 - 1990), người xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Trước năm 1945 là Chủ tịch Tổng hội sinh viên Đông Dương, luật sư, giáo sư Trường Thăng Long (Hà Nội), tham gia phong trào bình dân và truyền bá quốc ngữ.
Sau Cách mạng tháng Tám, Luật sư Phan Anh là Chủ tịch Ủy ban Kiến thiết quốc gia, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Chính phủ Liên hiệp kháng chiến, Tổng Thư kí phái đoàn Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà dự Hội nghị Fontainebleau (6/7 - 13/9/1946).
Từ năm 1947 đến 1976, ông là Bộ trưởng các Bộ Kinh tế, Bộ Công Thương, Bộ Thương nghiệp, Bộ Ngoại thương, Uỷ viên Đoàn Chủ tịch rồi Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1977 - 1990); Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam và Uỷ viên Thường vụ Hội Luật gia dân chủ quốc tế (1955 - 1990); Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Hòa bình Việt Nam (1976 - 1986); Phó Chủ tịch Hội đồng Hòa bình thế giới (1978 - 1990). Luật sư Phan Anh là Đại biểu Quốc hội từ khóa II đến khoá VIII, Phó Chủ tịch Quốc hội khóa VII.
Tiến sĩ Phan Triêu Dương thay mặt ban tổ chức và dòng tộc họ Phan cảm ơn các vị đại biểu đã đến tham dự tọa đàm
Hình ảnh thay lời muốn nói
“Ta sống bằng thứ ta gom góp được, nhưng ta tạo ra cuộc đời bằng thứ ta cho đi”. Mỗi câu chuyện, mỗi hành động của bạn chính là thông điệp để xã hội ngày một tươi đẹp. Hãy cùng nhau chia sẻ câu chuyện của bản thân để lan tỏa niềm yêu thương đến với mọi người trên mọi miền tổ quốc. Vậy thì còn chần chờ gì nữa, hãy nhanh tay đăng ký cuộc thi thôi nào ✨CHỦ ĐỂ CỦA CUỘC THI: Một câu chuyện của bản thân về trải nghiệm, hành trình thiện nguyện, hoạt động ngoại khóa nhằm gửi gắm những thông điệp, những giá trị đến với người đọc.
Xin vĩnh biệt và kính mong cô thanh thản nơi vĩnh hằng ! Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28/9/2022 - Doãn Mạnh Dũng.
12 học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn, có thành tích học tập tốt trên địa bàn huyện được Quỹ xã hội Phan Anh tặng học bổng trị giá 2 triệu đồng/em (trao gộp 2 đợt x2 tháng = 4 triệu/em ). Đây là đợt trao thứ 3 & 4 của Dự án “HỖ TRỢ HỌC SINH NGHÈO VƯỢT KHÓ” trong tổng 12 đợt trao học bổng của năm học 2021-2022.
Nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm trường TNLĐXHCN Hòa Bình, sáng 14/8/2022 nhiều thế hệ thầy, trò trường Thanh niên đã trở về khu Di tích lịch sử văn hóa Bác Hồ về thăm Thanh niên